Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 CTST năm 2021-2022
1. Kiến thức trọng tâm
– Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp
– Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính
– Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
– Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
– Cách tìm ƯCLN, BCNN
– Thế nào là tập hợp các số nguyên.
– Thứ tự trên tập số nguyên
– Quy tắc :Cộng hai số nguyên cùng dấu ,cộng hai số nguyên khác dấu ,trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
– Hình tam giác đều
– Hình vuông
– Hình lục giác đều
– Hình chữ nhật
– Hình thoi
– Hình bình hành
– Hình thang cân
– Công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật và hình thang
– Công thức chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.
– Hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng
1.3. Yếu tố thống kê và xác suất
– Thu thập và phân loại dữ liệu
– Biễu diễn dữ liệu trên bảng
– Biểu đồ tranh
– Biểu đồ cột – Biểu đồ cột kép
Bài 1. Thực hiện phép tính:
a) 128:4 + 3.(50 – 14);
b) 23.45 + 23.54 + 23;
c) 21:[(1 245 + 987):23 – 15.12]+21
Lời giải
a) 128:4 + 3.(50 – 14)
= 32 + 3.36
= 32 + 108
= 140.
b) 23.45 + 23.54 + 23
= 23.(45 + 54 + 1)
= 23.100
= 2 300.
c) 21.[(1 245 + 987):23 – 15.12] + 21
= 21.[2232:8 – 180] + 21
= 21.[279 – 180] + 21
= 21.99 + 21
= 21(99 + 1)
= 21.100
= 2 100.
Bài 2: Một phòng chiếu phim có 18 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 18 ghế. Giá một vé xem phim là 50 000 đồng. Tối thứ Sáu, số tiền bán vé thu được là 10 550 000 đồng. Hỏi có bao nhiêu vé không bán được?
Lời giải.
Số ghế của phòng chiếu phim là:
18.18 = 324 (ghế)
Như ta thấy, mỗi ghế sẽ tương ứng với 1 vé xem phim nên số vé nhiều nhất có thể bán được là 324 vé.
Số vé bán được trong tối thứ Sáu là:
10 550 000: 50 000 = 211 (vé).
Số vé không bán được trong tối thứ Sáu là:
324 – 211 = 113 (vé).
Bài 3. Viết tập hợp BC(24, 18):
Lời giải
Ta có: 24 = 3.23; 18 = 2.32.
BCNN(24, 18) = 23.32 = 72.
Khi đó BC(24, 18) = B(72) = {0; 72; 144; 216; 288; …}.
Bài 4. Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 500 đến 700 học sinh, khi xếp thành các hàng 10; 12 và 15 đều vừa đủ. Tính số học sinh khối lớp 6.
Lời giải
Vì số học sinh của khối 6 khi xếp thành 10; 12 và 15 hàng đều vừa đủ nên số học sinh khối 6 chia hết cho 10; 11 và 15. Hay học sinh khối 6 là bội chung của 10; 11 và 15.
Ta có: 10 = 2.5; 11 = 11; 15 = 3.5
Tích các thừa số chung và riêng là: 2.3.5.11.
Khi đó BCNN(10, 11, 15) = 2.3.5.11 = 330.
Suy ra BC(10, 11, 15) = B(330) = {0; 330; 660; 990; …}..
Vì số học sinh khối 6 trong khoảng từ 500 đến 700 học sinh nên số học sinh khối 6 là 660 học sinh.
Bài 5. Một chiếc bàn có mặt bàn là hình lục giác đều như hình dưới đây. Biết rằng độ dài đường chéo chính là 1,2m, em hãy tích khoảng cách từ tâm đối xứng của mặt bàn đến mỗi đỉnh và chu vi mặt bàn.
Lời giải
Khoảng cách từ tâm đối xứng đến mỗi đỉnh bằng một nửa đường chéo chính và bằng: 1,2:2 = 0,6 (m).
Do hình lục giác đều được ghép từ 6 tam giác đều nên cạnh của hình lục giác cũng bằng 0,6 (m).
Chu vi mặt bàn là: 0,6.6 = 3.6 (m).
Bài 6: Tính diện tích hình được tô màu sau:
Lời giải
Diện tích hình chữ nhật có hai kích thước là 9 m và 17 m là:
9.17 = 153 (m2).
Diện tích hình thang cân màu trắng trên hình là:
(9 + 3).(9 -5):2 = 24 (m2).
Diện tích phần được tô màu bằng diện tích hình chữ nhật trừ đi diện tích hình thang cân màu trắng. Khi đó diện tích phần tô màu là:
153 – 24 = 129 (m2).
Vậy chu vi hình được tô màu là 56m, diện tích phần tô màu là 129m2 .
Bài 7:
Tình hình sản xuất của một phân xưởng lắp ráp xe ô tô trong một tuần được biểu diễn trong biểu đồ sau:
Hãy nêu những thông tin mà em nhận được từ biểu đồ tranh này.
Lời giải
Thứ Hai phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 6.10 = 60 xe.
Thứ Ba phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 7. 10 = 70 xe.
Thứ Tư phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 3.10 + 5 = 35 xe.
Thứ Năm phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 8. 10 + 5 = 85 xe.
Thứ Sáu phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 6.10 = 60 xe.
Thứ Bảy phân xưởng lắp ráp được số xe ô tô là: 5.10 + 5 = 55 xe.
– Phân xưởng lắp ráp được tổng số xe ô tô là: 60 + 70 + 35 + 85 + 60 + 55 = 365 xe.
– Ngày thứ Năm phân xưởng lắp ráp được nhiều xe nhất (85 xe).
– Ngày thứ Tư phân xưởng lắp ráp được ít xe nhất ( 35 xe).