ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN TOÁN 8 NĂM HỌC 2021 – 2022 |
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: M,N là trung điểm các cạnh AB,AC của tam giác ABC. Khi MN = 8cm thì :
A. AB = 16cm
B. AC = 16cm
C.BC = 16cm
D. BC=AB=AC=16cm
Câu 2: Số trục đối xứng của hình vuông là :
A . 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 3:. Cho hình bình hành ABCD có số đo góc A = 105°, vậy số đo góc D bằng:
A. 70°
B. 75°
C. 80°
D. 85°
Câu 4: Một miếng đất hình chữ nhật có độ dài 2 cạnh lần lượt là 4m và 6m ; người ta làm bồn hoa hình vuông cạnh 2m, phần đất còn lại để trồng cỏ, hỏi diện tích trồng cỏ là bao nhiêu m² ?
A. 24
B. 16
C. 20
D. 4
Câu 5: Số đo một góc trong của ngũ giác đều là bao nhiêu độ ?
A. 120°
B. 108°
C. 72°
D. 90°
Câu 6: Kết quả của phép chia – 15x³y² : 5x²y bằng :
A. 5x²y
B. 3xy
C. – 3xy
D. – 3x²y
Câu 7: Một hình vuông có diện tích bằng diện tích một hình chữ nhật có chiều rộng 2 m và chiều dài 8m, độ dài cạnh hình vuông là:
A. 2m
B. 4m
C. 6m
D. 8m
Câu 8: Hình đa giác lồi 6 cạnh có bao nhiêu đường chéo
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 9: Hình thang MNPQ có 2 đáy MQ = 12 cm, NP = 8 cm thì độ dài đường trung bình của hình thang đó bằng:
A. 8 cm
B. 10 cm
C. 12 cm
D. 20 cm
Câu 10: Diện tích hình vuông tăng lên gấp 4 lần, hỏi độ dài mỗi cạnh hình vuông đã tăng lên gấp mấy lần so với lúc ban đầu ?
A.2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 11: Một hình thoi có độ dài hai đường chéo lân lượt bằng 8 cm và 6 cm, hỏi độ dài cạnh hình thoi bằng bao nhiêu cm
A. 5cm
B. 10 cm
C. 12 cm
D. 20 cm
Câu 12. Rút gọn phân thức (frac{{{x^2} – 4}}{{x + 2}}), ta được:
A. x +2
B. x – 2
C. x
D. – 2
Câu 13: Viết đa thức x2 + 6x + 9 dưới dạng bình phương của một tổng ta được kết quả nào sau đây:
A. (x + 3)²
B. (x + 5)²
C. (x + 9)²
D. (x + 4)²
Câu 14: Phân tích đa thức: 5x2 – 10x thành nhân tử ta được kết quả nào sau đây:
A. 5x(x – 10)
B. 5x(x – 2)
C. 5x(x² – 2x)
D. 5x(2 – x)
Câu 15: Giá trị của x để x ( x + 1) = 0 là:
A. x = 0
B. x = – 1
C. x = 0 ; x = 1
D. x = 0 ; x = -1
* Tự luận:
Bài 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a) x² – 4x – y² + 4
b) 3x² – 7x + 2
Bài 2: Tìm x, biết rằng:
a) (x + 1)³ – 3x(x – 4) + 15(1 – x) = 17
b) (2x – 1)² = (x + 2)²
Bài 3: Cho ∆ABC cân tại A, lấy M,N lần lượt là trung điểm của AB, AC.
a) Cho BC = 14cm. Tính MN ?
b) Lấy H là trung điểm của BC. Chứng minh: AMHN là hình thoi.
c) K đối xứng với H qua M. Chứng minh: AHBK là hình chữ nhật .
d) Lấy D đối xứng với H qua AB. Chứng minh: ABDK là hình thang cân.
ĐÁP ÁN
1C | 2A | 3B | 4C | 5B | 6C | 7B | 8D | 9B | 10A |
11A | 12C | 13A | 14B | 15D | |||||
ĐÁP ÁN
Bài 1:
a) x2 – 4x – y2 + 4
= (x2 – 4x + 4) – y2
= (x – 2)2 – y2
= (x – 2 + y)(x – 2 – y)
b) 3x2 – 7x + 2
= 3x2 – 6x – x + 2
= (3x2 – 6x) – (x – 2)
= 3x(x – 2) – (x – 2)
= (x – 2)(3x – 1)
Bài 2:
a) (x + 1)3 – 3x(x – 4) + 15(1 – x) = 17
⇔ (x3 + 3x2 + 3x + 1) – (3x2 – 12x) + (15 – 15x) = 17
⇔ x3 + 3x2 + 3x + 1 – 3x2 + 12x + 15 – 15x = 17
⇔ x3 + 16 = 17
⇔ x3 = 1
⇔ x = 1
b) (2x – 1)2 = (x + 2)2
⇔ (2x – 1)2– (x + 2)2 = 0
⇔ (2x – 1 + x +2)(2x – 1 – x – 2) = 0
⇔ (3x +1)(x – 3) = 0
⇔ 3x + 1 = 0 hoặc x – 3 = 0
⇔ x = (frac{{ – 1}}{3}) hoặc x = 3
Bài 3 :
a) M, N là trung điểm AB, AC MN là đường trung bình của ∆ABC
MN = BC/2 = 7cm
b) M,H là trung điểm AB,BC
MH là đường trung bình của ∆ABC
MH // AC , MH = AC : 2
MH // AN , MH = AN
AMHN là hình bình hành
Mà AM = AN AMHN là hình thoi.