Đề thi HK2 môn Khoa Học Tự Nhiên 6 CTST năm 2021-2022 – Trường THCS Lê Qúy Đôn


  • Câu 1:

    Trong hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần nào?

    • A.
      Mặt Trời

    • B.
      8 hành tinh và các vệ tinh của chúng

    • C.
      các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch

    • D.
      Cả 3 phương án trên

  • Câu 2:

    Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:

    • A.
      Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh

    • B.
      Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh

    • C.
      Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh

    • D.
      Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh

  •  

  • Câu 3:

    Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì sao?

    • A.
      Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời

    • B.
      Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời

    • C.
      Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng

    • D.
      Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

  • Câu 4:

    Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao?

    • A.
      Trái Đất quay quanh Mặt Trời

    • B.
      Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

    • C.
      Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau

    • D.
      Cả B và C

  • Câu 5:

    Tại sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

    • A.
      Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó

    • B.
      Vì Trái Đất có dạng hình cầu

    • C.
      Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời

    • D.
      Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất

  • Câu 6:

    Trái Đất có những chuyển động nào?

    • A.
      Tự quay quanh trục từ tây sang đông

    • B.
      Quay quanh Mặt Trời

    • C.
      Quay quanh Mặt Trăng

    • D.
      Cả A và B

  • Câu 7:

    Biện pháp nào là không tiết kiệm năng lượng?

    • A.
      Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt

    • B.
      Để điều hòa ở mức 260C

    • C.
      Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

    • D.
      Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình

  • Câu 8:

    Thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng?

    • A.
      Nồi cơm điện

    • B.
      Bàn là điện

    • C.
      Tivi

    • D.
      Máy bơm nước

  • Câu 9:

    Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

    • A.
      thế năng đàn hồi và động năng

    • B.
      thế năng hấp dẫn và động năng

    • C.
      nhiệt năng và quang năng

    • D.
      năng lượng âm và hóa năng

  • Câu 10:

    Vật chất nào đều có nhiệt năng?

    • A.
      Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín

    • B.
      Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn

    • C.
      gas, pin Mặt Trời, tia sét

    • D.
      Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động

  • Câu 11:

    Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?

    • A.
      Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng

    • B.
      Quả bóng lăn trên sân bóng

    • C.
      Vận động viên đang trượt trên tuyết

    • D.
      Xe đạp đang đi trên đường

  • Câu 12:

    Trường hợp nào, lực ma sát là có ích?

    • A.
      Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn

    • B.
      Đi trên sàn nhà bị trượt ngã

    • C.
      Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn

    • D.
      Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn

  • Câu 13:

    Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

    • A.
      45 cm

    • B.
      40 cm

    • C.
      50 cm

    • D.
      55 cm

  • Câu 14:

    Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?

    • A.
      0,5 cm

    • B.
      1,5 cm

    • C.
      1 cm

    • D.
      2 cm

  • Câu 15:

    Trường hợp nào sẽ liên quan đến lực tiếp xúc?

    • A.
      Cô gái nâng cử tạ

    • B.
      Cầu thủ chuyền bóng

    • C.
      Nam châm hút quả bi sắt

    • D.
      Cả A và B

  • Câu 16:

    Trường hợp nào liên quan đến lực không tiếp xúc?

    • A.
      Mặt Trăng quay quanh Trái Đất

    • B.
      Trái Đất quay quanh Mặt Trời

    • C.
      Cả A và B

    • D.
      Tay cầm một ly nước

  • Câu 17:

    Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì?

    • A.
      trọng lượng

    • B.
      trọng lực

    • C.
      lực đẩy

    • D.
      lực nén

  • Câu 18:

    Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?

    • A.
      Hai vật có cùng trọng lượng

    • B.
      Hai vật có cùng khối lượng

    • C.
      Có lực hấp dẫn giữa hai vật

    • D.
      Cả A và B đúng

  • Câu 19:

    Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?

    • A.
      Gió thổi cành cây đu đưa

    • B.
      Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại

    • C.
      Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc

    • D.
      Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450

  • Câu 20:

    Chuyển động nào đã bị biến đổi?

    • A.
      Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại

    • B.
      Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h

    • C.
      Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi

    • D.
      Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất

  • Câu 21:

    Hoạt động nào phải cần dùng đến lực?

    • A.
      Đọc một trang sách

    • B.
      Nhìn một vật cách xa 10m

    • C.
      Nâng một tấm gỗ

    • D.
      Nghe một bài hát

  • Câu 22:

    Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?

    • A.
      mũi tên

    • B.
      đường thẳng

    • C.
      đoạn thẳng

    • D.
      tia 0x

  • Câu 23:

    Hành động nào là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

    • A.
      Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng

    • B.
      Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ

    • C.
      Săn bắt động vật quý hiếm

    • D.
      Bảo tồn động vật hoang dã

  • Câu 24:

    Vai trò nào không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

    • A.
      Điều hòa khí hậu

    • B.
      Cung cấp nguồn dược liệu

    • C.
      Bảo vệ nguồn nước

    • D.
      Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái

  • Câu 25:

    Ngành động vật nào có số lượng lớn nhất trong giới động vật?

    • A.
      Ruột khoang

    • B.
      Chân khớp

    • C.
      Lưỡng cư

    • D.
      Bò sát

  • Câu 26:

    Nhóm ngành nào thuộc giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?

    • A.
      Thú

    • B.
      Chim

    • C.
      Bò sát 

    • D.

  • Câu 27:

    Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần gọi là gì?

    • A.
      Bào tử

    • B.
      Nón

    • C.
      Hoa

    • D.
      Rễ

  • Câu 28:

    Đại diện nào không thuộc ngành hạt kín?

    • A.
      Bèo tấm

    • B.
      Nong tằm

    • C.
      Rau bợ

    • D.
      Rau sam

  • Câu 29:

    Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện ra sao?

  • Câu 30:

    Loại thực vật nào có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

    • A.
      Cây trúc đào

    • B.
      Cây gọng vó

    • C.
      Cây tam thất

    • D.
      Cây giảo cổ lam

  • Câu 31:

    Loại nấm nào không phải đại diện của nấm túi?

  • Câu 32:

    Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện ra sao?

    • A.
      Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh

    • B.
      Nơi ẩm ướt, không cần ánh sáng

    • C.
       Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp

    • D.
      Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

  • Câu 33:

    Động vật nguyên sinh nào không chứa lục lạp?

    • A.
      Tảo lục 

    • B.
      Tảo silic

    • C.
      Trùng roi

    • D.
      Trùng giày

  • Câu 34:

    Động vật nguyên sinh nào sẽ có khả năng hình thành bào xác?

    • A.
      Trùng sốt rét

    • B.
      Trùng kiết lị

    • C.
      Trùng giày

    • D.
      Trùng roi

  • Câu 35:

    Vi khuẩn không có hình dạng cấu tạo nào?

    • A.
      Hình que

    • B.
      Hình cầu

    • C.
      Hình xoắn

    • D.
      Hình khối

  • Câu 36:

    Thành phần nào không phải là thành phần cấu tạo của vi khuẩn?

    • A.
      Thành tế bào

    • B.
      Màng tế bào

    • C.
      Chân giả

    • D.
      Roi bơi

  • Câu 37:

    Bệnh nào không phải do virus gây nên?

  • Câu 38:

    Vì sao virus cần kí sinh nội bào bắt buộc?

    • A.
      Vì chúng có cấu tạo nhân sơ

    • B.
      Vì chúng có hình dạng không cố định

    • C.
      Vì chúng chưa có cấu tạo tế bào

    • D.
      Vì chúng có kích thước hiển vi

  • Câu 39:

    Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương.

    • A.
      Tên loài: lentinula, tên chi: Edodes

    • B.
      Tên loài: Edodes, tên chi: Lentinula

    • C.
      Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có

    • D.
      Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes

  • Câu 40:

    Loài nào không thuộc giới Thực vật?

    • A.
      Tảo lục

    • B.
      Dương xỉ 

    • C.
      Lúa nước

    • D.
      Rong đuôi chó



  • Link Hoc va de thi 2021

    Chuyển đến thanh công cụ