Câu 1:
Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
-
A.
Thiên Hà xoắn ốc -
B.
Thiên Hà elip -
C.
Thiên Hà hỗn hợp -
D.
Thiên Hà không định hình
Câu 2:
Dải Ngân Hà là gì?
-
A.
Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) -
B.
một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ -
C.
tên gọi khác của hệ Mặt Trời -
D.
dải sáng trong vũ trụ
Câu 3:
Một đơn vị thiên văn là gì?
-
A.
khoảng cách giữa các hành tinh với nhau -
B.
khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất -
C.
khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng -
D.
khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh
Câu 4:
Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
-
A.
Trăng khuyết đầu tháng -
B.
Trăng khuyết cuối tháng -
C.
Trăng bán nguyệt cuối tháng -
D.
Trăng bán nguyệt đầu tháng
Câu 5:
Sao chổi là gì?
-
A.
vệ tinh -
B.
hành tinh -
C.
ngôi sao -
D.
tiểu hành tinh
Câu 6:
Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?
-
A.
Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng -
B.
Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh -
C.
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led -
D.
Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt
Câu 7:
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
-
A.
Năng lượng khí đốt -
B.
Năng lượng gió -
C.
Năng lượng thủy triều -
D.
Năng lượng mặt trời
Câu 8:
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?
-
A.
năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ -
B.
năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường -
C.
năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động -
D.
Cả B và C
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?
-
A.
Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng -
B.
Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng -
C.
Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng -
D.
Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
Câu 10:
Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?
-
A.
Mũi tên đang bay -
B.
Xe đang chạy trên đường -
C.
Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất -
D.
Quả bóng lăn trên mặt đất
Câu 11:
Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã có sự truyền năng lượng ra sao?
-
A.
tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động -
B.
truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động -
C.
không cần dùng lực để làm xe chuyển động -
D.
cả A và B
Câu 12:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
-
A.
Quả dừa rơi từ trên cây xuống -
B.
Bạn Lan đang tập bơi -
C.
Bạn Hoa đi xe đạp tới trường -
D.
Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng về lực ma sát?
-
A.
Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác -
B.
Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác -
C.
Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại -
D.
Lực ma sát là lực không tiếp xúc
Câu 14:
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?
-
A.
P = 10 m -
B.
P = m -
C.
P = 0,1 m -
D.
m = 10 P
Câu 15:
Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
-
A.
Thép -
B.
Chì -
C.
Nhôm -
D.
Cả 3 loại trên
Câu 16:
Phát biểu nào, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?
-
A.
Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N -
B.
Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N -
C.
Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N -
D.
Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N
Câu 17:
Trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
-
A.
Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất -
B.
Gió thổi làm thuyền chuyển động -
C.
Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn -
D.
Quả táo rơi từ trên cây xuống
Câu 18:
Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào?
-
A.
Đa dạng nguồn gen -
B.
Đa dạng hệ sinh thái -
C.
Đa dạng loài -
D.
Đa dạng môi trường
Câu 19:
Tập hợp các loài nào thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
-
A.
Tôm, muỗi, lợn, cừu -
B.
Bò, châu chấu, sư tử, voi -
C.
Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ -
D.
Gấu, mèo, dê, cá heo
Câu 20:
Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
-
A.
Vì chúng có hệ mạch -
B.
Vì chúng có hạt nằm trong quả -
C.
Vì chúng sống trên cạn -
D.
Vì chúng có rễ thật
Câu 21:
Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
-
A.
Gây bệnh nấm da ở động vật -
B.
Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng -
C.
Gây bệnh viêm gan B ở người -
D.
Gây ngộ độc thực phẩm ở người
Câu 22:
Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?
-
A.
Dạ dày -
B.
Phổi -
C.
Não -
D.
Ruột
Câu 23:
Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
-
A.
Viêm gan B, AIDS, sởi -
B.
Tả, sởi, viêm gan A -
C.
Quai bị, lao phổi, viêm gan B -
D.
Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 24:
Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?
-
A.
Kính lúp -
B.
Kính hiển vi -
C.
Kính soi nổi -
D.
Kính viễn vọng
Câu 25:
Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là gì?
-
A.
Có lông vũ và không có lông vũ -
B.
Có mỏ và không có mỏ -
C.
Có cánh và không có cánh -
D.
Biết bay và không biết bay
Câu 26:
Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?
-
A.
Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết -
B.
Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất -
C.
Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn -
D.
Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật
Câu 27:
Việc làm nào là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
-
A.
Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước -
B.
Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu -
C.
Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc -
D.
Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
Câu 28:
Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào đâu?
-
A.
Thể của chất -
B.
Mùi vị của chất -
C.
Tính chất của chất -
D.
Số chất tạo nên
Câu 29:
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
Câu 30:
Loại thực phẩm nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
-
A.
Thịt -
B.
Gạo -
C.
Rau xanh -
D.
Gạo và rau xanh
Câu 31:
Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là gì?
Câu 32:
Vật thể nào được xem là nguyên liệu?
-
A.
Ngói -
B.
Đất sét -
C.
Xi măng -
D.
Gạch xây dựng
Câu 33:
Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện?
-
A.
Phần vỏ nhựa của dây -
B.
Phần đầu của đoạn dây -
C.
Phần cuối của đoạn dây -
D.
Phần lõi của dây
Câu 34:
Phát biểu nào là phát biểu đúng về lực?
-
A.
Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật -
B.
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật -
C.
Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động -
D.
Cả A và B đúng
Câu 35:
Vật nào có tính chất đàn hồi?
-
A.
quyển sách -
B.
Sợi dây cao su -
C.
Hòn bi -
D.
Cái bàn
Câu 36:
Trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
-
A.
Người công nhân đang đẩy thùng hàng -
B.
Cành cây đung đưa trước gió -
C.
Quả dừa rơi từ trên cây xuống -
D.
Em bé đang đi xe đạp
Câu 37:
Trường hợp nào lực ma sát có ích?
-
A.
Bảng trơn không viết được phấn lên bảng -
B.
Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn -
C.
Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả -
D.
Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn
Câu 38:
Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào?
-
A.
Chỉ chịu lực hút của Trái Đất -
B.
Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí -
C.
Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước -
D.
Chỉ chịu lực cản của không khí
Câu 39:
Đơn vị của năng lượng là gì?
-
A.
Niu – ton (N) -
B.
độ C (0C) -
C.
Jun (J) -
D.
kilogam (kg)
Câu 40:
Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?
-
A.
Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng -
B.
Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp -
C.
Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch -
D.
Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường