Đề thi mẫu HK1 Toán lớp 3 – số 9 – Sách Toán


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ đặt trước đáp số đúng.

Câu 1. Chữ số 6 trong số 461 có giá trị là

A. 60                                           B. 61

C. 600                                         D. 666

Câu 2. Kết quả của phép tính: 95 : 5 là

A. 17                                           B. 18

C. 19                                           D. 20

Câu 3. 24 giờ gấp lên 5 lần được … giờ

A. 19 giờ                                    B. 29 giờ

C. 100 giờ                                  D. 120 giờ

Câu 4. Hình ABCD có số góc vuông là:

Đề thi mẫu HK1 Toán lớp 3 – số 9

A. 1                                             B. 2

C. 3                                             D. 4

Câu 5. Một đàn gà có 14 con, người ta nhốt mỗi lồng 4 con. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu cái lồng để nhốt gà?

A. 4 cái                                        B. 5 cái

C. 6 cái                                        D. 7 cái

Câu 6. Quân có (36) nhãn vở. Quân cho em (dfrac{1}{4}) số nhãn vở đó. Hỏi Quân còn lại bao nhiêu nhãn vở ?

A. 9 nhãn vở                      B. 12 nhãn vở

C. 27 nhãn vở                    D. 32 nhãn vở

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1. Đặt tính rồi tính

191 + 477                                   536 – 175

238 × 4                                       945 : 8

Bài 2. Tính giá trị biểu thức

a) (48 times 6 + 212 )

b) (678 – (123 + 84 times 4) )

Bài 3. Tìm (x)

a) (x times 6 = 218 + 136)

b) (220 – x:4 = 147)

Bài 4. Lớp 3A có 36 học sinh. Số học sinh giỏi chiếm (dfrac{1}{4}) số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình chiếm (dfrac{1}{6}) số học sinh cả lớp. Còn lại là học sinh khá. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh khá?

Bài 5. Tính nhanh:  A = 247 + 502 – 147 + 134 – 102 + 66

Lời giải

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. 

Phương pháp giải :

Xác định hàng của chữ số 6, từ đó nêu được giá trị của chữ số 6 trong số 461.

Cách giải :

Chữ số 6 trong số 461 thuộc hàng chục nên có giá trị là 60.

Chọn A.

Câu 2. 

Phương pháp giải :

Đặt tính theo cột dọc, sau đó chia theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải :

Đặt tính rồi tính ta có:

Đề thi mẫu HK1 Toán lớp 3 – số 9

Vậy :   95 : 5 = 19.

Chọn C.

Câu 3. 

Phương pháp giải :

Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.

Cách giải :

24 giờ gấp lên 5 lần được số giờ là:

24 × 5 = 120 (giờ)

Đáp số: 120 giờ.

Chọn D.

Câu 4.

Phương pháp giải :

Quan sát hình vẽ đã cho để tìm các góc vuông có trong hình vẽ.

Hoặc ta có thể dùng ê ke để kiểm tra góc nào là góc vuông.

Cách giải : 

Đề thi mẫu HK1 Toán lớp 3 – số 9

Hình vẽ đã cho có 2 góc vuông là:

+) Góc vuông đỉnh C; cạnh CA, CD ;

+) Góc vuông đỉnh D; cạnh DB, DC.

Chọn B.

Câu 5. 

Phương pháp giải :

– Thực hiện phép chia:  14 : 4 = 3 (dư 2).

– Do còn dư 2 con gà nên cần thêm ít nhất 1 cái lồng nữa để nhốt 2 con gà.

Cách giải :

Thực hiện phép chia ta có:

14 : 4 = 3 (dư 2).

Vì còn dư 2 con gà nên cần thêm ít nhất 1 cái lồng nữa để nhốt 2 con gà đó.

Cần ít nhất số cái lồng để nhốt hết số gà đó là:

3 + 1 = 4 (cái)

Đáp số: 4 cái

Chọn A.

Câu 6. 

Phương pháp giải :

– Tìm Quân cho em Quân cho em ta lấy số nhãn vở Quân có chia cho 4.

– Tìm số nhãn vở còn lại ta lấy số nhãn vở Quân có trừ đi số nhãn vở Quân cho em.

Cách giải : 

Quân cho em số nhãn vở là:

36 : 4 = 9 (nhãn vở)

Quân còn lại số nhãn vở là:

36 – 9 = 27 (nhãn vở)

Đáp số: 27 nhãn vở.

Chọn C.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp giải :

– Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

– Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái.

Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.

Cách giải :

Đề thi mẫu HK1 Toán lớp 3 – số 9

Bài 2.

Phương pháp giải :

– Biểu thức có phép tính nhân, chia, cộng, trừ thì tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau.

– Biểu thức có phép tính nhân, chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

Cách giải :

a)      (48 times 6 + 212)

( = 288 + 212)

( = 500)

b)      (678 – (123 + 84 times 4) )

( = 678 – (123 +336 ))

( = 678 – 459)

(=219)

Bài 3.

Phương pháp giải :

Áp dụng các quy tắc:

– Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

– Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

– Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Cách giải :

a)         (x times 6 = 218 + 136)

(x times 6 = 354)

(x = 354:6)

(x = 59)

d)        (220 – x:4 = 147)

(x:4 = 220 – 147)

(x:4 = 73)

(x = 73 times 4)

(x = 292)

Bài 4. 

Phương pháp giải :

– Tìm số học sinh giỏi ta lấy số học sinh của cả lớp chia cho 4.

– Tìm số học sinh trung bình ta lấy số học sinh cả lớp chia cho 6.

– Tìm số học sinh khá ta lấy số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh giỏi và số học sinh trung bình.

Cách giải :

Lớp 3A có số học sinh giỏi là :

36 : 4 =  9 (học sinh)

Lớp 3A có số học sinh trung bình là :

36 : 6 = 6 (học sinh)

Lớp 3A có số học sinh khá là :

36 – 9 – 6 = 21 (học sinh)

Đáp số : 21 học sinh.

Câu 5.

Phương pháp giải :

Nhóm các số có tổng hoặc hiệu là các số tròn trăm lại thành một nhóm.

Cách giải :

A = 247 + 502 – 147 + 134 – 102 + 66

A = (247 – 147) + (502 – 102) + (134 + 66)

A = 100 + 400 + 200

A = 500 + 200

A = 700



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ