Lý thuyết cụm từ ngôn ngữ ĐGNL


I. Cụm danh từ

1. Khái niệm

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Ví dụ: Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển (Ông lão đánh cá và con cá vàng)

– Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

2. Cấu tạo của cụm danh từ

3. Trong cụm danh từ:

– Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.

– Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

II. Cụm động từ

1. Mô hình

2. Trong cụm động từ

– Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc phủ định hoạt động…

– Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hoạt động,…

III. Cụm tính từ

1. Mô hình

2. Trong cụm tính từ

Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị

+ Quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ…)

+ Sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng…)

+ Mức độ của đặc điểm (rất, lắm, quá…), tính chất

+ Sự khẳng định hay phủ định;…

Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị

+ Vị trí (này, kia, ấy, nọ…)

+ Sự so sánh (như…)

+ Mức độ (lắm, quá…)

+ Phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ