I. Giao thông vận tải
a. Đường ôtô:
– Mạng lưới đường bộ ngày càng hiện đại hóa, cơ bản đã phủ kín các vùng. Tổng chiều dài 181421km, mật độ trung bình 0,55 km/km
– Tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1A dài 2300km (từ cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn đến Năm Căn, Cà Mau) là tuyến đường xương sống của nước ta.
+ Quốc lộ 14 dài 890 km từ Quảng Trị đến Bình Phước.
+ Các Quốc lộ theo hướng Đông – Tây: 2, 3, 4, 5, 6, 20, 22, …
+ Tuyến đường Hồ Chí Minh dài trên 3000 km, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội dải đất phía Tây của đất nước.
b. Đường sắt:
– Đặc điểm:
+ Tổng chiều dài là 3143,7km . Trong đó có 2630 km đường chính, gồm 6 tuyến.
+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố HCM) dài 1726 km.
+ Các tuyến khác: Hà Nội – Hải Phòng 102 km, Hà Nội-Lào Cai 293 km, Hà Nội-Thái Nguyên 75 km, …
– Các tuyến đường sắt xuyên Á tren lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN
c. Đường sông:
– Điều kiện phát triển:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Có nhiều sông lớn.
+ Hạn chế: Nhiều thiên tai, phân hóa mực nước sông theo mùa.
– Tuyến đường chính:
+ Mới sử dụng 11000km vào mục đích giao thông.
+ Tập trung chủ yếu ở 1 số hệ thống sông:
- Hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình.
- Hệ thống sông Mêkông – sông Đồng Nai.
- Một số sông lớn ở miền Trung.
d. Đường biển:
– Điều kiện phát triển:
+ Đường bờ biển dài 3260km.
+ Nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.
+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
– Tuyến đường chính: Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh: 1500km.
– Các hải cảng và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Dung Quất, Sài Gòn, ..
e. Đường hàng không:
– Tình hình phát triển:
+ Ngành non trẻ, phát triển nhanh nhờ chiến lược phát triển táo bạo và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất
+ Đến năm 2007 có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.
– Tuyến bay: khai thác trên 3 đầu mối chính: Hà Nội – TP HCM – Đà Nẵng và mở nhiều đường bay đến các nước trong khu vực và thế giới
f. Đường ống:
– Ngày càng phát triển – vận chuyển dầu khí.
– Tuyến đường ống B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
– Các tuyến đường dẫn khí ở thềm lục địa phía Nam vào đất liền.
– Với 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 570 km đường ống dẫn khí…
II. Ngành thông tin liên lạc
a. Bưu chính:
* Hiện trạng phát triển:
– Đặc điểm nổi bật có tính phục vụ cao.
– Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.
– Hạn chế: + Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.
+ Công nghệ lạc hậu.
+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.
+ Thiếu lao động có trình độ.
* Xu hướng phát triển:
– Cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá.
– Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.
b. Viễn thông:
* Đặc điểm:
– Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.
+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.
+ Nay: Tăng trưởng cao: 30%/năm. Có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê
bao/100 dân.
– Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.
* Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
+ Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định, di động.
+ Mạng phi thoại: fax, báo điện tử…
+ Mạng truyền dẫn: Sợi cáp quang, sóng viba, …