Lý thuyết vấn đề phát triển ở một số ngành công nghiệp khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội ĐGNL DHQG HN


I. Công nghiệp năng lượng

a. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu:

* Công nghiệp khai thác than:

            – Than Antraxit: Tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng  hơn  3  tỉ  tấn.

            – Than nâu: Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ  tấn. Than Mỡ làng Cẩm  -Thái Nguyên.

            – Than bùn: Phân bố ở nhiều nơi, tập trung đồng bằng Sông Cửu Long.

            – Sản lượng : Năm 2005 đạt 34 triệu tấn, xuất kh ẩu 17,9 triệu tấn còn lại cung cấp chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện.

* Công nghiệp khai thác dầu khí:

            – Bắt đầu khai thác 1986 với các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.

            – Sản lượng: 18,5 triệu tấn

            –  Công nghiệp  lọc, hoá dầu ra đời: công suất 6,5 triệu tấn/năm (D Quất  – Q Ngãi).

            –  Khí tự  nhiên: Nhiên liệu cho tuốc bin khí, sản  xuất  phân đạm.

            –  Phân bố:  4 bể trầm tích: Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ Chu- Mã Lai, Sông Hồng. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Nam Côn Sơn và Cửu Long

b. Công nghiệp điện lực:

* Thế  mạnh: Mạng lưới sông ngòi dày đặc,  lưu lượng dòng chảy lớn,  nhiên liệu phong phú.

* Tình hình sản xuất.

            – Sản lượng điện tăng rất nhanh: Từ  5,2 tỉ   kwh (1985) lên 52,1 tỉ kwh (2005). 

            – Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi như sau:

            + Giai đoạn 1991 –  1996 thủy điện chiếm hơn 70%.

            + Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.

            – Mạng lưới tải điện: Hai đường dây siêu cao áp Bắc – Nam 500kW:

* Thủy điện:

            – Công suất: Khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).

            – Sản lượng: 260 –   270 tỉ kwh.

            – Các nhà máy thủy điện đã xây dựng: (Sử dụng Atlat để nêu ra).

            –  Hiệ n nay, đang tiến hành xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điệ n khác trong cả nước trong đó có công trình thủy điện Sơn La công suất 2400 MW  – lớn nhất Đông Nam Á.

* Nhiệt điện: (Sản xuất từ than, khí).

            +  Lớn nhất Phả Lại I ở Hải Dương công suất 440 MW  (Than), Uông Bí ở Quảng Ninh công suất 150 MW, Ninh Bình công suất 110 MW.

            + Điện chạy bằng tuốc bin khí: Bà Rịa 328 MW, Phú Mĩ I 1090 MW , Cà Mau,…

            + Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí.

II. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Thế mạnh: nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước

  – Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản và nhiều phân ngành khác.

            – Cơ sở phân chia các nhóm ngành dựa vào nguồn nguyên liệu đầu vào: sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ