Lý thuyết xác định nguyên tố hóa học giải quyết vấn đề ĐGNL HCM


I. Xác định vị trí NTHH trong BTH từ cấu hình electron

Xét cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X:

– ZX = Số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn

– Số thứ tự chu kì = số lớp e của X

– Số thứ tự nhóm = số e hóa trị của X (Electron hóa trị bằng số e lớp ngoài cùng cộng với phân lớp kế bên nếu phân lớp đó chưa bão hòa.)

+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6)

=> Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.

+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n – 1)dxnsy(x = 1 → 10; y = 1 → 2)  

=> Nguyên tố thuộc nhóm B:

++) Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

++) Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

++) Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).

Ví dụ: Viết cấu hình electron của các nguyên tử của các nguyên tố có Z=20 và Z=35. Hãy cho biết vị trí của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn và dự đoán xem nguyên tố đó là kim loại hay phi kim?

Lời giải:

Z =20 : 1s22s22p63s23p64s2

=> Nguyên tố này nằm ở ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA và là kim loại

Z = 35: 1s22s22p63s23p63d104s24p5

=> Nguyên tố này nằm ở ô số 35, chu kì 4, nhóm VIIA và là phi kim.

II. Xác định 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A

– Tổng số hiệu nguyên tử  4 < ZA + ZB < 32 thì A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ hay ZA – ZB = 8.

– Nếu ZA + ZB > 32 thì ta phải xét cả 3 trường hợp:

+ A là H.

+ A và B cách nhau 8 đơn vị.

+ A và B cách nhau 18 đơn vị.

Ví dụ 1: A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một nhóm có tổng số proton trong hạt nhân là 24. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là (biết ZA < ZB)

A. chu kì 3, nhóm IVA

B. chu kì 3, nhóm VIA

C. chu kì 2, nhóm IVA

D. chu kì 2, nhóm VIA

Phương pháp giải:

A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một nhóm nên ta xét các trường hợp sau:

TH 1: ZB– ZA = 1

TH 2: ZB– ZA = 8

TH 3: ZB – ZA = 18

Xét lần lượt các trường hợp trên để tìm ZA và ZB. Từ đó xác định được vị trí của A trong bảng tuần hoàn.

Lời giải:

Biết ZA < ZB

A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một nhóm nên ta xét các trường hợp sau:

* Trường hợp 1: ZB– ZA = 1 và ZA + ZB = 24→ ZA = 11,5 và ZB = 12,5 → loại TH1

* Trường hợp 2: ZB– ZA = 8 và ZA + ZB = 24 → ZA = 8 và ZB = 16

A (Z = 8): 1s22s22p4 → A thuộc chu kì 2, nhóm VIA

B (Z = 16): 1s22s22p63s23p4 → B thuộc chu kì 3 nhóm VIA

→ TH2 thỏa mãn.

* Trường hợp 3: ZB – ZA = 18 và ZA + ZB = 24 → ZA = 3 và ZB = 21

A (Z = 3): 1s22s1→ A thuộc chu kì 2, nhóm IA

B (Z = 21): 1s22s22p63s23p63d14s2 → B thuộc chu kì 3, nhóm IIIB

→ loại TH3

Vậy nguyên tố A thuộc chu kì 2, nhóm VIA

=> Đáp án D

Ví dụ 2: Hai  nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. A, B là kim loại hay phi kim ?

Lời giải:

A, B đứng kế tiếp trong 1 chu kì => ZA và ZB là 2 số nguyên liên tiếp nhau.

Mặt khác ZA + ZB = 25

=> ZA = 12; Z= 13

ZA = 12 => Cấu hình e của A: 1s22s22p63s2 => A là kim loại

ZB = 13 => Cấu hình e của B: 1s22s22p63s23p1 => B là kim loại

III. Cách xác định nguyên tố thuộc 2 nhóm A liên tiếp

Nếu giả sử ZA < ZB

Nếu  A và B thuộc cùng 1 chu kỳ thì:  ZA – ZB = 1.

Nếu A và B không biết có thuộc cùng 1 chu kỳ hay không thì phải dựa vào $overset{_}{mathop{Z}},$ và ZA < $overset{_}{mathop{Z}},$< ZB.

Ví dụ: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp của cùng 1 chu kì. Biết ZX < ZY và ZX + ZY = 31. Y thuộc nhóm VIA. Kết luận nào sau đây là đúng với X và Y?

A. X và Y đều là kim loại.

B. Ở trạng thái cơ bản Y có một electron độc thân.

C. Ở trạng thái cơ bản X có 3 electron độc thân.

D. Công thức oxit cao nhất của X là XO2.

Lời giải:

X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp của cùng 1 chu kì → ZY – ZX = 1

Ta giải hệ: ZX + ZY = 31 và ZY – ZX = 1 → X là P và Y là S

Cấu hình e của S: 1s22s22p63s23p4

Cấu hình e của P: 1s22s22p63s23p3

– A sai vì X, Y đều là phi kim

– B sai vì Y có 2e độc thân

– C đúng

– D sai vì công thức oxit cao nhất là P2O5

=> Đáp án C





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ