Một trong những điểm khác biệt của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn so với trật tự hai cực Ianta là


Câu hỏi:

Cho các nhận định sau:
1. Sự bùng nổ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX không xuất phát từ động cơ kinh tế.
2. Trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX có sự đối lập gay gắt giữa xu hướng bạo động và cải cách.
3. Những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế – xã hội đủ mạnh để một cuộc cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi.
4. Thất bại của phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?     

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định. 

C. 3 nhận định. 

Đáp án chính xác

D. 4 nhận định.

Trả lời:

Đáp án C
♦ Phân tích tính đúng – sai của của các nhận định:
* Nhận định thứ nhất. “Sự bùng nổ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX không xuất phát từ động cơ kinh tế”. Đây là nhận định chính xác, vì: phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam chủ yếu xuất phát từ động cơ chính trị (chủ nghĩa yêu nước trỗi dậy khi đất nước bị xâm lược).
* Nhận định thứ hai: “Trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỉ XX có sự đối lập gay gắt giữa xu hướng bạo động và cải cách”. Đây là nhận định không chính xác, vì: xu hướng bạo động và cải cách có thể chuyển hóa cho nhau, kết hợp với nhau và cùng tồn tại trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. Ví dụ:
– Phan Bội Châu là người ủng hộ con đường bạo động vũ trang chống Pháp nhưng ông không phản đối cải cách. Ông vẫn cổ động thực nghiệp, phát triển kinh doanh, đưa thanh niên ra nước ngoài học tập để chuẩn bị thực lực đấu tranh.
– Phan Châu Trinh là người kịch liệt phản đối bạo động nhưng tư tưởng cải cách của ông khi đi sâu vào quần chúng giữa lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì nạn thuế khóa, bắt phu của thực dân Pháp đã thổi bùng lên phong trào bạo động chống đi phu, đòi giảm sưu thuế ở khắp các tỉnh Trung Kì trong năm 1908.
* Nhận định thứ ba: “Những năm đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế – xã hội đủ mạnh để một cuộc cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi”. Đây là nhận định chính xác, vì:
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập không hoàn toàn khiến kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
– Dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914), cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Bộ phận tư sản, tiểu tư sản ra đời nhưng thế lực kinh tế – chính trị nhỏ yếu.
* Nhận định thứ tư: “Thất bại của phong trào yêu nước, cách mạng đầu thế kỉ XX chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối, giai cấp lãnh đạo”. Đây là nhận định chính xác, vì:
– Sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước: đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân diễn ra sôi sổi, quyết liệt, theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, song các phong trào đấu tranh này đều lần lượt thất bại. => Sự thất bại của các phong trào đấu tranh yêu nước những năm đầu thế kỉ XX, đã chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở Việt Nam mà lịch sử đặt ra.
=> Yêu cầu phần phải tìm ra một con đương cứu nước mới cho dân tộc.
– Sự khủng hoảng, bế tắc về lực lượng lãnh đạo:
+ Trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân), tuy nhiên các giai cấp, tầng lớp này cũng còn nhiều hạn chế: nhỏ yếu về kinh tế, non kém về chính trị,…
+ Tầng lớp sĩ phu thức thời có những hạn chế nhất định về tư tưởng. Ví dụ: có những nhận thức khác nhau về kẻ thù; chỉ nhận thức được một trong hai kẻ thù của nhân dân Việt Nam,…
=> Các lực lượng này chưa thể nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
♦ Kết luận: có 3 nhận định chính xác trong số 4 nhận định được đưa ra.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ