Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?


Câu hỏi:

Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là gì?

A. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương

B. Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng

Đáp án chính xác

C. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao

D. Bao vây, đánh lấn, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng

Trả lời:

Đáp án B     ♦ Nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là: tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tiến công hợp đồng binh chủng.     * Chiến dịch Điện Biên Phủ:     – Tập trung lực lượng: Đảng Lao động Việt Nam chủ trương huy động một lực lượng lớn để đảm bảo sự toàn thắng của chiến dịch. Lực lượng cách mạng Việt Nam tham gia chiến dịch gồm: 4 đại đoàn bộbinh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…… tổng số quân chủlực của lực lượng cách mạng Việt Nam khoảng 55.000 người. Lượng phục vụ chiến dịch có: 628 ô tô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng nhiều tàu thuyền, lừa ngựa…     – Nghệ thuật bao vây, chia cẳt, cô lập trong chiến dịch Điện Biên Phủ     + Mặc dù dự kiến mở màn Chiến dịch vào ngày 25/1/1954 (sau quyết định vào ngày 13/3/1954), nhưng ngay từ ngày 05/12/1953, khi phát hiện địch ở Lai Châu rút về Điện Biên Phủ, Bộ Tư lệnh đã lệnh cho Đại đoàn 316 tiếp tục tiến công giải phóng Lai Châu; đồng thời, chỉ đạo Đại đoàn 308 (đang ở Sơn La) sử dụng 01 trung đoàn cắt đường rừng xuống chốt ở Pom Lót, chặn đường địch từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào. Đối với Đại đoàn 316, sau khi truy kích địch ừên đường Lai Châu – Điện Biên Phủ, đã lập chốt chặn từ Mường Muôn, Mường Pồn đến Pu San và bám địch ở Him Lam, Bản Tấu. Như vậy, đúng lúc những cứ điểm đầu tiên của địch vừa mới bắt đầu xây dựng ở Điện Biên Phủ, cũng là lúc các ngả đường Lai Châu – Điện Biên, Tuần Giáo – Điện Biên, Điện Biên – Sốp Nao, Thượng Lào và cả hai đầu con đường độc đạo Bắc – Nam dọc cánh đồng Mường Thanh, từ Bản Tấu đến Pom Lót đều bị các lực lượng của Việt Nam án ngữ, hình thành thế bao vây địch về chiến dịch ngay từ ban đầu.     + Bước vào quá trình chuẩn bị chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, lực lượng cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng hình thành thế bao vây quân Pháp quy mô lớn hơn, chặt hơn quanh cánh đồng Mường Thanh. Đặc biệt, khi Bộ Tư lệnh quyết định thay đổi phương châm chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”, quân chủ lực của Việt Nam đã từng bước hình thành thế trận “trói chặt” địch lại bởi hệ thống chiến hào dài hàng trăm kilômét được ken dày và ngày càng siết chặt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, từng phân khu.     – Trong chiến dịch Điện Biên Phủ nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng được tổ chức và phát huy hết sức hiệu quả. Nghệ thuật hiệp đồng được thể hiện nhuần nhuyễn giữa sự phối hợp tác chiến ở trình độ cao của bộ binh, công binh với pháo binh (lựu pháo, sơn pháo, súng cối, hỏa tiễn) và pháo cao xạ 37mm; giữa các lực lượng tiến công tiêu diệt từng cứ điểm với đánh địch phản kích bảo vệ mục tiêu đã chiếm, bảo vệ trận địa tiến công và bao vây. Ngoài ra, còn thể hiện giữa các trận đánh tiêu diệt lớn với tác chiến tiêu hao rộng rãi của các đơn vị được giao đánh lấn, bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch và luồn sâu, đánh hiểm trong tung thâm, tiến tới tổng công kích. Ví dụ:     + Trong đợt một, từ ngày 13 đến 17/3, tác chiến hiệp đồng binh chủng giữa các lực lượng được thực hiện trong các trận Him Lam, Độc Lập và Bận Kéo. Do tập trung tiến công tiêu diệt từng cụm cứ điểm, nên pháo binh có điều kiện thuận lợi chi viện cho bộ binh tiến công trong từng trận đánh. Thắng lợi của đợt một đã đập tan hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch trên hướng bắc và đông bắc, mở thông cánh cửa, đưa binh hỏa lực của Việt Nam tiến vào áp sát, bao vây khu trung tâm tập đoàn cứ điểm địch.     + Sang đợt hai, từ ngày 30/3 đến 26/4, quân dân Việt Nam tiếp tục phát huy sức mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng trong nhiều trận đánh. Đáng chú ý là những trận tiến công vào các cứ điểm phòng ngự then chốt ở phía đông (C1, D1, E) để mở cửa thọc sâu vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, tác chiến hiệp đồng còn thể hiện trong bao vây, phong tỏa, hạn chế tiếp tế bằng đường không của địch. Thực hiện chiến thuật này, lực lượng pháo cao xạ của Việt Nam được giao nhiệm vụ tập trung bắn tiêu diệt máy bay Pháp, khiến chúng phải bay lên cao, không thể thả dù tiếp tế lương thực, thực phẩm chính xác cho đồng bọn, nhiều hàng hóa của Pháp đã lạc sang đội hình của Việt Nam.     + Đến đợt 3, từ ngày 1 đến 7/5, pháo các cỡ của Việt Nam, trong đó hỏa tiễn H-6 lần đầu xuất trận bắn mãnh liệt, làm cụm pháo binh địch ở Hồng Cúm bị tê liệt. Được chi viện hỏa lực, bộ binh Việt Nam đồng loạt tiến công, đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía đông (C1, C2, A1), diệt một số cứ điểm ở phía tây (311A, 311B, 310, 208), tạo thế uy hiếp sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm địch. 15 giờ ngày 7/5, Bộ chỉ huy chiến dịch huy động toàn bộ lực lượng mở cuộc tổng công kích từ các hướng vào sân bay Mường Thanh và sở chỉ huy, bắt tướng Đờ Cátxtơri cùng ban tham mưu tập đoàn cứ điểm và số quân địch còn lại phải đầu hàng.     * Tập trung lực lượng, bao vây, chia cắt và tác chiến hiệp đồng bỉnh chủng trong chiến dịch Hồ Chỉ Minh:     – Sau khi giành thắng lợi trong Chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên – Huế và Đà Nẵng (năm 1975) quân dân Việt Nam đã đập tan toàn bộ hệ thống chính quyền địch ở 16 tỉnh, 5 thành phố và nhiều địa bàn quan trọng. So sánh cả thế và lực giữa lực lượng cách mạng Việt Nam và chính quyền Sài Gòn đã có sự chuyển biến hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Thời cơ giải phóng miền Nam đã đến, ngày 14/4/1975, kế hoạch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh được Bộ Chính trị thông qua.     – Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tập trung lực lượng lớn chủ lực và binh khí kĩ thuật cho chiến dịch. Các binh đoàn chủ lực được lệnh hành quân thần tốc, áp sát Sài Gòn để tạo thế bao vây, cô lập địch trên 5 hướng tiến vào thành phố Sài Gòn:     + Hướng bắc gồm Quân đoàn 1 được tăng cường Trung đoàn 95 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2) và một trung đoàn phòng không đảm nhiệm tiến đánh bộ tổng tham mưu và căn cứ bộ tư lệnh các binh chủng của quân Sài Gòn ở Gò vấp.     + Hướng tây bắc gồm Quân đoàn 3 cùng hai trung đoàn (1 và 2 Gia Định), các đội đặc công biệt động của Thành đội Sài Gòn được các lực lượng pháo binh và lực lượng phòng không chiến dịch chi viện tiến đánh Đồng Dù, chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, phối hợp cùng Quân đoàn 1 đánh chiếm bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.     + Hướng đông bắc gồm Quân đoàn 4, được tăng cường Lữ đoàn bộ binh 52 (Quân khu 5) và một số tiếu đoàn binh chủng có nhiệm vụ tiến công sở chỉ huy bộ tư lệnh quân đoàn 3 và sư đoàn 18 của địch ở Biên Hòa, sau đó thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc Lập.     + Hướng đông, Quân đoàn 2 tiến đánh Bà Rịa, các căn cứ Nước Trong, Long Bình, sau đó tiến vào cùng Quân đoàn 4 chiếm Dinh Độc Lập.     + Hướng tây và tây nam, Đoàn 232 và lực lượng vũ trang Quân khu 8 có nhiệm vụ đánh chia cắt Đường số 4, chiếm biệt khu Thủ đô và tổng nha cảnh sát của Chính quyền Sài Gòn.     + Ngoài ra, các đơn vị đặc công biệt động và lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn cũng đồng thời đánh chiếm các cầu vào thành phố, dẫn đường các binh đoàn chủ lực thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu, hỗ trợ quần chúng nổi dậy phối hợp với đòn tiến công quân sự.     – Đến trước 17 giờ ngày 26/4, lực lượng cách mạng Việt Nam đã hình thành được thế trận bao vây thành phố Sài Gòn – Gia Định từ nhiều mặt. Ở phía đông, lực lượng cách mạng đã cắt hoàn toàn Đường số 1, sẵn sàng cắt đứt Đường số 15 (xuống Vũng Tàu), sông Lòng Tàu và khống chế Vũng Tàu, làm tê liệt sân bay Biên Hòa. Quân giải phóng đã áp sát con đường huyết mạch số 4, chia cắt Sài Gòn với Đồng bằng sông Cửu Long. Các đơn vị thuộc Khu 8 mở rộng hoạt động ở Long An, sẵn sàng cắt Đường số 4 với kênh Chợ Gạo. Các lực lượng lớn của chiến dịch đã tiến dần vào vị trí triển khai. Các lực lượng đặc công, biệt động đã ém sẵn tại các vị trí quy định ở vùng ven và cả trong nội thành, sẵn sàng đánh chiếm các mục tiêu, mở và bảo vệ đường tiến cho các cánh quân lớn, đặc biệt là các cầu quan trọng trên đường vào trung tâm thành phố.     – Đúng 17 giờ ngày 26/4, Quân giải phóng nổ súng mở màn chiến dịch. Các binh đoàn chủ lực phối hợp với lực lượng tại chỗ đồng loạt tổ chức tiến công địch trên các hướng, nhanh chóng làm tan rã quân địch, ngăn chặn không cho chúng chạy về co cụm ở nội thành. Các lực lượng chiến dịch nhanh chóng thọc sâu, kết hợp với lực lượng tại chỗ, mở đường cho các binh đoàn cơ giới nhanh chóng đánh chiếm 5 mục tiêu đầu não đã quy định. Quân giải phóng kết hợp đánh địch trên tuyến phòng thủ từ xa và đột phá tuyến phòng thủ cơ bản củá địch với đánh địch trong thành phố; giữa cắt đường bộ với ngăn đường sông, khống chế đường không; giữa diệt bộ binh, thiết giáp với chế áp, tiêu diệt các trận địa pháo binh địch và bắn phá làm tê liệt các sân bay. Quân giải phóng còn sử dụng máy bay A37 lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tạo nên sự phối hợp chiến dịch giữa trên không và mặt đất.     Þ Với thế trận bao vây, chia cắt và hiệp đồng chặt chẽ, lực lượng cách mạng Việt Nam đã uy hiếp chính quyền Sài Gòn trên cả 5 hướng, khiến địch trong – ngoài bị chia cắt, tạo cơ sở cho các mũi tiến công thọc sâu, ào ạt tiến vào trung tâm Sài Gòn. Cuộc tổng công kích trên toàn mặt trận diễn ra như vũ bão suốt hai ngày 29 và 30/4. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ chiến thắng của Quân Giải phóng đã đựợc cắm lên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc số phận của chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.  

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Trong giai đoạn 1965 – 1968, ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh

    Câu hỏi:

    Trong giai đoạn 1965 – 1968, ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam Việt Nam, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh

    A. chống ách kìm kẹp của địch

    B. đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ

    C. đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ

    D. đòi Mĩ kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

    Câu hỏi:

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?

    A. Độc lập dân tộc

    Đáp án chính xác

    B. Các quyền dân chủ

    C. Ruộng đất.              

               D. Hòa bình

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới là

    Câu hỏi:

    Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới là

    A. Liên Xô

    B. Mĩ

    Đáp án chính xác

    C. Nhật Bản

    D. Tây Âu

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi

    Câu hỏi:

    Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi

    A. cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm

    B. nhân dân cả nước thực hiện “Ngày đồng tâm”

    C. nhân dân thực hiện phong trào tăng gia sản xuất

    D. tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Hướng tấn công chủ yếu của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược 1972 là

    Câu hỏi:

    Hướng tấn công chủ yếu của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc Tiến công chiến lược 1972 là

    A. Quảng Trị

    Đáp án chính xác

    B. Tây Nguyên

    C. Sài Gòn

    D. Đà Nẵng

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ