Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là


Câu hỏi:

Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu 

B. Các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại 

C. Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ hai dâng cao 

D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ

Đáp án chính xác

Trả lời:

Đáp án DChính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Yếu tố nào khiến Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước sang thế kỉ XXI?

    Câu hỏi:

    Yếu tố nào khiến Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại khi bước sang thế kỉ XXI?

    A. Chủ nghĩa khủng bố. 

    Đáp án chính xác

    B. Chủ nghĩa li khai. 

    C. Sự suy thoái về kinh tế 

    D. Xu thế toàn cầu hóa và sự lớn mạnh của các trung trâm kinh tế – tài chính thế giới.

    Trả lời:

    Đáp án ATừ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn có tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt và chi phối.Ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố Al-qaeda đã tiến hành một loạt các cuộc khủng bố trên lãnh thổ nước Mĩ. Đặc biệt vụ tấn công vào 2 tòa tháp đôi tại trung tâm thương mại thành phố New York khiến gần 3000 người chết và hơn 6000 người bị thương. Vụ khủng bố này chính là yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Di tích lịch sử nào được coi là chứng tích tàn khốc về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)?

    Câu hỏi:

    Di tích lịch sử nào được coi là chứng tích tàn khốc về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975)?

    A. Tòa tháp đôi 

    B. Đại lộ tự do 

    C. Bức tường đá đen 

    Đáp án chính xác

    D. Đại lộ danh vọng

    Trả lời:

    Đáp án C
    Bức tường đá đen là một đài tưởng niệm về chiến tranh Việt Nam (1954-1975) ở Washington. Ở đây khắc tên khoảng 58000 lính Mĩ tử trận hoặc mất tích trong cuộc chiến tranh này.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ

    Câu hỏi:

    Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa vào Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hóa học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ

    A. Sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ 

    Đáp án chính xác

    B. Mĩ có trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới 

    C. Mĩ thể hiện trách nhiệm chống sử dụng vũ khí hóa học 

    D. Chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mĩ.

    Trả lời:

    Đáp án A
    Những hành động trên của Mĩ và đồng minh chứng tỏ sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mĩ. Với những hành động này, Quân đội chính phủ Syria và lực lượng đồng minh đã đặt trong tình trạng báo động cao và thực hiện biện pháp đề phòng trên khắp đất nước

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Tại sao Mĩ lại có thể thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

    Câu hỏi:

    Tại sao Mĩ lại có thể thu hút được đông đảo các nhà khoa học trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

    A. Mĩ có cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho nghiên cứu 

    B. Chính sách đãi ngộ của nhà nước thỏa đáng với các nhà khoa học 

    C. Mĩ các điều kiện hòa bình để tập trung nghiên cứu 

    Đáp án chính xác

    D. Mĩ đầu tư rất lớn cho giáo dục

    Trả lời:

    Đáp án CTrong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bên cạnh sự đầu tư rất lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, Mĩ còn nằm cách xa chiến trường châu Âu nên có điều kiện hòa bình để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

    Câu hỏi:

    Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là

    A. Đẩy lùi phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa. 

    B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 

    C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh. 

    D.  Thực hiện “Chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án DSau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới. Đây cũng là mục tiêu bao quát nhất của Mĩ sau Chiến tranh lạnh – một biện pháp quan trọng của Mĩ trong quá trình tiến hành chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ