Câu hỏi:
Nội dung nào không phản ánh đúng điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)?
A. Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang
B. Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu
C. Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì
Đáp án chính xác
D. Là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Trả lời:
Đáp án CKhởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có nhiều điểm tương đồng: + Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang. + Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu: căn cứ chính của nghĩa quân Bãi Sậy là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên; dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đã đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy. Căn cứ chính của nghĩa quân Hương Khê (Vụ Quang) nằm chon von trên hai dãy núi đá hiểm hóc, lưng tựa vào dãy núi Giăng Màn hùng vĩ, xung quanh là dòng chảy của hai con sông (sông Rò vền và sông Cà Tỏ), tạo nên một thế chiến lược đắc địa “vừa có thế công, vừa lợi thế thủ”; cùng với địa thế hiểm trở, nghĩa quân Hương Khê còn xây dựng hệ thống công sự phòng thủ kiên cố. + Là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến (chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến; khuynh hướng phát triển: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,…). – Đáp án C không phải là điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896), vì: + Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy là các địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì. + Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê là 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều
Câu hỏi:
Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều
A. mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản
B. thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế
Đáp án chính xác
C. mang tính chất của một cuộc chiến tranh giải phóng
D. giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội
Trả lời:
Đáp án BCách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) đều giành được thắng lợi, lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế lỗi thời, (chế độ Nga hoàng – ở Nga; chế độ cai trị của nhà Nguyễn – ở Việt Nam). – Đáp án A không phải là tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945), vì: + Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. + Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (theo khuynh hướng vô sản). – Nội dung các đáp án C, D phản ánh điểm khác biệt giữa Cách mạng tháng Hai ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945): + Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) mang tính chất của một cuộc chiến tranh giải phóng. + Thành công của Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng; tuy nhiên trong xã hội Nga vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giai cấp (nông dân – địa chủ phong kiến; giai cấp vô sản – giai cấp tư sản); mâu thuẫn giữa Nga với các nước đế quốc khác (do Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất)
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Nội dung nào không phản ánh điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương?
Câu hỏi:
Nội dung nào không phản ánh điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương?
A. Tiến hành khai thác nhằm mục đích bóc lột nhân dân Đông Dương để làm giàu cho chính quốc
B. Duy trì nền văn hóa nô dịch, cổ súy các tệ nạn xã hội; đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
C. Tiến hành khai thác khi Pháp gặp phải những khó khăn về kinh tế do các cuộc chiến tranh gây ra
D. Vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản tư nhân, đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án DNội dung đáp án D không phải là điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương: + Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản nhà nước; đầu tư với quy mô nhỏ, tốc độ chậm. + Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: nguồn vốn đầu tư vào Đông Dương chủ yếu là của tư bản tư nhân; đầu tư với quy mô lớn, tốc độ nhanh hơn so với lần thứ nhất. – Một số điểm tương đồng trong hai lần khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương: + Được tiến hành khai thác khi Pháp gặp phải những khó khăn về kinh tế do các cuộc chiến tranh gây ra. Ví dụ: ở lần khai thác thứ nhất, Pháp gặp nhiều tổn thất trong chiến tranh xâm lược và bình định Việt Nam; ở lần khai thác thứ hai: Pháp gặp tổn thất lớn trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. + Mục đích tiến hành khai thác: bóc lột nhân dân Đông Dương để làm giàu cho chính quốc. + Tăng cường đầu tư khai thác vào tất cả các ngành kinh tế ở Đông Dương. + Duy trì nền văn hóa nô dịch, cổ súy cho các hủ tục mê tín, dị đoan; thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương. + …
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Nội dung nào không phản ánh đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Câu hỏi:
Nội dung nào không phản ánh đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, có thể làm bàn đạp để tiến vào Đông Nam Bộ
B. Lực lượng địch mỏng, tập trung nhiều ở phía Bắc Tây Nguyên, bố phòng có nhiều điểm dơ hỏ
C. Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam
Đáp án chính xác
D. Tây Nguyên có địa hình thuận lợi cho việc mở chiến dịch tiến công lởn, có cơ sở hậu cần vững mạnh
Trả lời:
Đáp án CNội dung đáp án C không phản ánh đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975, vì: Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ và Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam?
Câu hỏi:
Nội dung nào không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam?
A. Xác định kẻ thù là thực dân Pháp
Đáp án chính xác
B. Phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo
C. Thiết lập chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh
D. Khối liên minh công nông được hình thành
Trả lời:
Đáp án ANội dung đáp án A không phải là điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các cuộc đấu tranh trước đó của nhân dân Việt Nam, vì: các cuộc đấu tranh trước đó cuả nhân dân Việt Nam đều nhằm mục tiêu cao nhất là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại nền độc lập dân tộc. – Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931: + Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. + Hình thành khối liên minh công – nông. + Thiết lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã trực tiếp góp phần vào đánh bại chủ nghĩa phát xít trên thế giới?
Câu hỏi:
Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã trực tiếp góp phần vào đánh bại chủ nghĩa phát xít trên thế giới?
A. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Đáp án chính xác
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
C. Tiến công chiến lược năm 1972
D. Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
Trả lời:
Đáp án AThắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã trực tiếp góp phần vào đánh bại chủ nghĩa phát xít trên thế giới (nhân dân Việt Nam giành lại nền độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản)
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====