Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?


Câu hỏi:

Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Chỉ phát động khởi nghĩa giành chính quyền khi có chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.

B. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ trước mắt.

Đáp án chính xác

C. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước khi thực hiện nhiệm vụ dân tộc.

D. Phải chuyển sang đấu tranh công khai, hợp pháp để tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Trả lời:

Phương pháp: Phân tích, loại trừ phương án.
Cách giải:
Vì sau phong trào cách mạng 1930-1931, thực dân Pháp tiến hành khủng bố đàn áp, cách mạng VN gặp phải tổn thất hết sức nặng nề. Đến 1935 lực lượng cách mạng VN mới được phục hồi, ở giai đoạn này thực hiện sự chỉ đạo của Đại hội VII Quốc Tế Cộng Sản, tranh thủ yếu tố thuận lợi khi Mặt trân nhân dân Pháp lên nắm
quyền và xuất phát từ thực tế cách mạng VN chưa đủ khả năng giải quyết vấn đề dân tộc, nên giai đoạn 1936-1939, ĐCSĐD đề ra nhiệm vụ trước mắt là dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình. Có nghĩa là Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ trước mắt, phù hợp với thực tiễn cách mạng.
Chọn B.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

    Câu hỏi:

    Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

    A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

    B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định

    C. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định

    Đáp án chính xác

    D. lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.

    Trả lời:

    Phương pháp: Giải thích.
    Cách giải:
    Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định vì chỉ có sức ta mới giải phóng được cho ta.
    Chọn C.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

    Câu hỏi:

    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

    A. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.      

    B. chống đế quốc và chống phong kiến.

    Đáp án chính xác

    C. chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình

    D. chống phát xít và chống chiến tranh.

    Trả lời:

    Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào dân chủ 1936 – 1939.
    Cách giải:
    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
    Chọn B.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Nội dung nào là điểm mới của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 so với phong trào cách mạng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào là điểm mới của phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 so với phong trào cách mạng trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?

    A. Diễn ra trên quy mô cả nước với đường lối chính trị thống nhất.

    B. Khảo nghiệm cùng một lúc các con đường cứu nước khác nhau.

    Đáp án chính xác

    C. Phong trào diễn ra với tính chất quyết liệt, triệt để hơn.

    D. Lần đầu tiên thực hiện được liên minh giai cấp và đoàn kết dân tộc.

    Trả lời:

    Phương pháp: So sánh.
    Cách giải:
    Vì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam có hai khuynh hướng yêu nước khác nhau là Dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản vẫn song song tồn tại, đến năm 1930 với sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam thì khuynh hướng vô sản hoàn toàn chiếm ưu thế đồng thời chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
    Chọn B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là

    Câu hỏi:

    Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là

    A. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

    Đáp án chính xác

    B. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam.

    C. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản.

    D. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trả lời:

    Phương pháp: Loại trừ đáp án.
    Cách giải:
    Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
    Chọn A.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là

    Câu hỏi:

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là

    A. ruộng đất và tư liệu sản xuất.    

    B. tăng lương, giảm giờ làm.

    C. các quyền tự do, dân chủ.          

    D. độc lập dân tộc

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Phương pháp: SGK Lịch sử 11, nội dung Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
    Cách giải:
    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là độc lập dân tộc.
    Chọn D.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ