thiên nhiên phân hóa đa dạng giải quyết vấn đề ĐGNL DHQG TP HCM


I. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc:

-Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.

– Thiên nhiên: Đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có   mùa đông lạnh.        

– Khí hậu:

            + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

            + Có mùa đông lạnh 2 – 3 tháng với nhiệt độ < 180C ( Đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc).

            + Về phía Nam, gió mùa Đông Bắc yếu dần, số   tháng lạnh giảm dần.

            + Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn

            + Thiên nhiên phân thành 2 mùa là mùa đông: trời nhiều mây, lạnh, mưa ít, nhiều cây rụng lá và mùa  hạ: trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt.

– Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu:  Đới rừng nhiệt đới gió  mùa.

            + Thành phần sinh vật: Loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có cây cận nhiệt, ôn  đới, thú lông dày; mùa đông trồng được rau ôn đới

c. Phần lãnh thổ phía Nam:

– Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã  trở vào Nam.

– Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió  mùa.

– Khí hậu:

            + Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Nóng đều quanh năm, không có tháng nào dưới 200C

            + Không có mùa đông lạnh.

            + Biên độ nhiệt năm nhỏ

            + Phân thành 2 mùa là mưa và  khô.

– Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu:

            + Đới rừng cận xích đạo gió  mùa.

            + Thành phần sinh vật mang đặc trưng vùng xích đạo và nhiệt đới phía Nam  lên hoặc phía Tây sang. Trong rừng có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá mùa khô. Tây Nguyên có rừng thưa nhiệt đới khô điển hình. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn, động vật đầm lầy.

II. Thiên nhiên phân hóa theo Đông Tây

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt

a. Vùng biển và thềm lục địa:

– Độ nông, sâu, rộng hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn ở  biển.

            + Thềm lục địa phía Bắc, Nam: Đáy nông, mở rộng có nhiều đảo ven   bờ.

            + Thềm lục địa Trung Bộ: thu hẹp tiếp giáp vùng biển nước  sâu.

– Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa

b. Vùng đồng bằng ven biển:

– Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía  Tây và vùng biển phía Đông.

            + ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ: Mở rộng, bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa nông, rộng, thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa

            + ĐB ven biển Trung Bộ: Hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp các vùng biển sâu; các dạng địa hình xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến; thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế biển.

c. Vùng đồi núi:

+ Khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc :

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.

Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa (Nam TB) Vùng ôn đới (Vùng núi cao TB)

+ Khác biệt giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.

Đông Trường Sơn     

Tây Trường Sơn

–   Mùa mưa vào thu  đông.

–   Mùa hạ Khô nóng.

–   Mùa mưa vào cuối hạ, đầu  thu.

–   Mùa khô.

 

III. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

a. Đai nhiệt đới gió mùa:

– Ở miền Bắc: Độ cao trung bình dưới 600-700m, miền Nam độ cao 900 –  1000m.

– Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ  rệt.

            + Mùa hạ nóng: Nhiệt độ tháng >   250C.

            + Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.

– Thổ nhưỡng:

            + Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích, đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát

            + Đất vùng đồi núi thấp: 60% diện tích, chủ yếu đất  feralít.

– Sinh vật:

            + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường  xanh, rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm, động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú

            + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió  mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô…

b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:

– Miền Bắc có độ cao từ 600 – 700m đến 2600m, miền Nam có độ cao từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.

– Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng

            + Từ 600 – 700 đến 1600 – 1700m: Khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng. Đất feralít có mùn, chua, tầng mỏng. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim. Động vật: chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc.

            + Từ trên 1600 – 1700m: Khí hậu lạnh. Đất mùn. Rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài. Xuất hiện các loại cây ôn đới, chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

c. Đai ôn đới gió mùa trên núi:

– Có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên  Sơn).

– Khí hậu: Tính chất ôn đới, nhiệt độ < 150C, mùa đông xuống dưới 50C.

– Đất: Chủ yếu mùn thô.

– Thực vật: Ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ