Toán 1 Bài 41: Ôn tập chung SGK Kết nối tri thức


1.1. Các số và phép tính trong phạm vi 100

a) Các số trong phạm vi 100

– Nhận biết được 100 là số liền sau của số 99.

– Đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100.

– Nắm được một số đặc điểm của các số trong bảng.

+ Các số có một chữ số là các số trong phạm vi từ 0 đến 9.

+ Các số tròn chục là: 10;20;30;40;50;60;70;80;90 và 100

+ Số bé nhất có hai chữ số là 10, số lớn nhất có hai chữ số là số 99.

+ Các số có hai chữ số giống nhau là số 11;22;33;44;55;66;77;88;99…

b) Phép tính trong phạm vi 100

– Biết cách tìm kết quả các phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100

– Biết làm tính cộng, trừ (không nhớ) dạng phép cộng các số trong phạm vi 100

– Thực hiện phép trừ hàng dọc hoặc hàng ngang.

– Với phép tính hàng dọc, em đặt tính thẳng hàng rồi trừ các số từ hàng đơn vị đến hàng chục.

1.2. Ôn tập hình học và đo lường

a) Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật

– Nhận biết và phân biệt được hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật

b) Khối hộp chũ nhật, khối lập phương

– Nhận biết được khối hộp chũ nhật, khối lập phương

c) Thời gian

Xem giờ đúng trên đồng hồ

– Làm quen với mặt đồng hồ, kim giờ, kim phút.

– Biết xem và đọc giờ đúng, vẽ hoặc quay kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.

– Nhận biết được các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trên mặt đồng hồ có kim ngắn chỉ giờ và kim dài chỉ phút.

– Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số nào thì đồng hồ đang chỉ giờ đó.

Các ngày trong tuần

– Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.

– Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.

– Xác định được thứ, ngày khi xem lịch ( Loại lịch tờ hằng ngày).

– Làm lịch học tập hoặc công việc cá nhân trong tuần.

– Nhận biết các ngày lễ lớn trong năm.

– Sử dụng các thuật ngữ: hôm qua, hôm nay, ngày mai để kết hợp với tên gọi các ngày trong tuần.

d) Độ dài

– Nhận biết “dài hơn”, “ngắn hơn”.

– Sử dụng đúng các thuật ngữ:

+ Dài hơn. ngắn hơn, dài nhất, ngắn nhất khi so sánh độ dài các vật

+ Cao hơn, thấp hơn, cao nhất, thấp nhất, khi so sánh chiều cao các vật

– Dùng gang tay, sải tay, bước chân hoặc thước thẳng… em có thể đo độ dài của các vật như bảng, bức tường, cuốn sách…

– So sánh độ dài đoạn thẳng hoặc vật thông qua việc đo bằng sải tay, gang tay… cũng thực hiện tương tự như cách so sánh đoạn thẳng ô vuông.

– Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài và kí hiệu là cm.

– Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài.



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ