1.1. Phép cộng trong phạm vi 100
– Biết cách đặt tính, làm tính cộng các số có hai chữ
– Cộng nhẩm các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
– Vận dụng vào giải các bài toán có lời văn.
– Bước đầu biết về tính chất phép cộng: Khi đổi chỗ hai số trong một phép cộng thì kết quả không thay đổi.
– Thực hiện phép cộng các số có hai chữ số bằng cách cộng từ phải sang trái các số của hàng đơn vị rồi cộng các số ở hàng chục.
– Tính giá trị của biểu thức có chứa nhiều phép tính cộng: Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép tính cộng thì em thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
– Tìm lời giải cho bài toán:
+ Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
+ Bài toán yêu cầu tìm “cả hai” hoặc “tất cả” thì thường sử dụng phép tính cộng để tìm lời giải.
+ Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
+ Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
1.2. Phép trừ trong phạm vi 100
– Biết đặt tính, làm tính trừ các số có hai chữ số
– Trừ nhẩm các số trong phạm vi 100
– Vận dụng giải được bài toán có lời văn.
– Thực hiện phép trừ số có hai chữ số bằng cách thực hiện từ phải sang trái, trừ các số của hàng đơn vị rồi trừ các số ở hàng chục.
– Tính giá trị của biểu thức có chứa nhiều phép tính cộng, trừ: Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép tính cộng, trừ thì em thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
– Tìm lời giải cho bài toán:
+ Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
+ Thường bài toán yêu cầu tìm giá trị “còn lại” thì ta sẽ dùng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.