1.1. Các số trong phạm vi 100
a) Các số đến 100
– Biết đọc, viết, đếm, so sánh các số đến 100
– Nhận biết thứ tự các trong phạm vi các số đến 100
– Vận dụng thứ tự các trong phạm vi các số đến 100, dự đoán quy luật, hoàn thành dãy số.
– Bảng các số từ 1 đến 100
b) Chục và đơn vị
– Nhận biết tên gọi chục, đơn vị, quan hệ giữa chục và đơn vị.
– Sử dụng các thuật ngữ chục, đơn vị khi lập số và phân tích số.
– Đếm, đọc, viết số phân tích cấu tạo của số
– Phân biệt được số chục với số đơn vị.
– 10 đơn vị bằng một chục
– 1 chục bằng 10 đơn vị
c) So sánh các số trong phạm vi 100
– Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh hai hoặc nhiều số.
+ Hai số có cùng chữ số hàng chục thì số nào có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
+ Hai số khác chữ số hàng chục thì số nào có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
– Xác định số lớn hơn, số bé hơn trong một dãy số có hai chữ số.
– So sánh các số rồi chọn số có giá trị lớn nhất hoặc bé nhất trong dãy số đó.
1.2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
a) Phép cộng trong phạm vi 100
– Biết cách đặt tính, làm tính cộng các số có hai chữ
– Cộng nhẩm các số trong phạm vi 100 (cộng không nhớ)
– Vận dụng vào giải các bài toán có lời văn.
– Bước đầu biết về tính chất phép cộng: Khi đổi chỗ hai số trong một phép cộng thì kết quả không thay đổi.
– Thực hiện phép cộng các số có hai chữ số bằng cách cộng từ phải sang trái các số của hàng đơn vị rồi cộng các số ở hàng chục.
– Tính giá trị của biểu thức có chứa nhiều phép tính cộng: Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép tính cộng thì em thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
– Tìm lời giải cho bài toán:
+ Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
+ Bài toán yêu cầu tìm “cả hai” hoặc “tất cả” thì thường sử dụng phép tính cộng để tìm lời giải.
+ Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
+ Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
b) Phép trừ trong phạm vi 100
– Biết đặt tính, làm tính trừ các số có hai chữ số
– Trừ nhẩm các số trong phạm vi 100
– Vận dụng giải được bài toán có lời văn.
– Thực hiện phép trừ số có hai chữ số bằng cách thực hiện từ phải sang trái, trừ các số của hàng đơn vị rồi trừ các số ở hàng chục.
– Tính giá trị của biểu thức có chứa nhiều phép tính cộng, trừ: Biểu thức có chứa hai hoặc nhiều phép tính cộng, trừ thì em thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
– Tìm lời giải cho bài toán:
+ Em dựa vào các từ khóa “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại”…để xác định phép tính cần dùng cho bài toán.
+ Thường bài toán yêu cầu tìm giá trị “còn lại” thì ta sẽ dùng phép tính trừ để tìm lời giải.
– Trình bày lời giải cho bài toán: Viết rõ ràng lời giải, phép tính, đáp số.
– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
1.3. Hình học
a) Hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
– Nhận biết và phân biệt được hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật
– Đọc đúng tên với hình tương ứng.
+ Hình tròn
+ Hình tam giác
+ Hình vuông
+ Hình chữ nhật
– Xác định được hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật trong thực tế
– Sử dụng các hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật để ghép thành hình như chiếc xe, ngôi nhà, chiếc thuyền, con cá…..
b) Khối hộp chữ nhật, khối lập phương
– Nhận biết được khối hộp chữ nhật, khối lập phương
– Đọc đúng tên với hình tương ứng.
Khối hộp chữ nhật
Khối lập phương
1.4. Thời gian
– Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.
– Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hàng ngày.
– Làm quen với mặt đồng hồ, kim giờ, kim phút.
– Biết xem và đọc giờ đúng, vẽ hoặc quay kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
– Nhận biết được các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.