1.1. Mục tiêu
– Mô tả được một số dụng cụ đo góc thường dùng, nêu được các thao tác khi sử dụng các dụng cụ đo góc đó
– Thực hiện được các bước vận dụng dụng cụ đo góc đơn giản trong đời sống
– Sử dụng được phần mềm GeoGebra Classic 5 để vẽ được một số hình hình học cơ bản
1.2. Chuẩn bị
– SGK Toán 6 tập 2 chân trời sáng tạo. giấy, bút, thước, máy tính cầm tay
– Một số tranh ảnh về các dụng cụ đo góc khác và tìm hiểu về công dụng của chúng trong thực tế
1.3. Tiến hành hoạt động
a) Hoạt động 1: Khám phá dụng cụ đo góc và thực hành đo góc trên mặt đất
Giả sử cần đo góc ACB trên mặt đất hình 41. Tiến hành đo theo các bước sau:
Bước 1: đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB.
Bước 2: Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu A và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 3: Cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 4: Đọc số đo( độ) của góc ACB trên mặt đĩa. Như ở hình 42, ta đọc được góc ACB = 110°
b) Hoạt động 2: Sử dụng phần mềm GepGeobra Classic 5 để vẽ các hình hình học cơ bản
Vẽ hai điểm A, B với công cụ điểm mới
– Mở GepGeobra Classic 5, nhấp chọn nhóm công cụ liên quan đến điểm với biểu tượng trên thanh công cụ. Một cửa sổ hiện ra, nháy chuột chọn công cụ điểm mới.
– Nháy chuột vào vị trí muốn vẽ điểm A, điểm B, ta được:
– Muốn hiển thị tên cho hai điểm vừa vẽ, nháy chuột phải vào từng điểm và chọn thẻ Hiển thị tên trong hộp thoại.