Tổng hợp lý thuyết cách sử dụng câu hỏi đuôi (tag questions) có công thức và ví dụ minh họa tiếng anh lớp 12


Công thức

Nguyên tắc chung khi lập câu hỏi đuôi

–  Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu khẳng định, câu hỏi đuôi phải ở thể phủ định (viết tắt).

–  Nếu câu nói trước dấu phẩy là câu phủ định, câu hỏi đuôi phải ở thể khẳng định.

Ví dụ:

You haven’t finished the work, have you? (Bạn chưa xong việc phải không?)

You have finished the work, haven’t you? (Bạn xong việc rồi phải không?)

Cấu tạo chung của câu hỏi đuôi

Câu hỏi đuôi gồm một trợ động từ hoặc to be hoặc động từ khuyết thiếu tương ứng với thì được dùng trong câu nói trước dấu phẩy, có NOT hoặc không có NOT và một đại từ nhân xưng tương ứng với chủ ngữ của câu nói trước dấu phẩy.

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ấy xinh phải không?)

He has closed the window, hasn’t he? (Anh ấy đã đóng cửa phải không?)

Your mother was born in Hanoi, wasn’t she? (Mẹ bạn sinh ra ở Hà Nội phải không?) He loves you, doesn’t he? (Anh ấy thích cậu phải không?)

Ngữ điệu trong câu hỏi đuôi

  1. Ta lên giọng với câu hỏi đuôi khi ta không chắc chắn về thông tin trong câu trần thuật câu hỏi đuôi nhằm mục đích xác minh thông tin.

Ví dụ:

He is our new teacher of English, isn’t he?

(Người đó là giáo viên tiếng Anh mới của chúng ta phải không?)

  1. Ta xuống giọng với câu hỏi đuôi khi ta chắc chắn về thông tin của câu trần thuật, và ta đang khuyến

khích người nghe hồi đáp lại.

Ví dụ:

This is your bag, isn’t it? (Đấy là túi của bạn phải không?)

Một số trường hợp cần lưu ý

Câu hỏi đuôi của “I am” là “aren’t I”

Ví dụ:

I am very bad, aren’t I? (Mình tệ lắm phải không?)

“Let” đầu câu

“Let” đầu câu có nhiều dạng cần phân biệt:

 

a. “Let” trong câu rủ (let’s) thì khi thành lập hỏi đuôi sẽ dùng “shall we?”

Ví dụ:

Let’s go out for a drink, shall we? (Chúng mình sẽ đi uống nước phải không?)

“Let” trong câu xin phép (let us/let me) thì khi thành lập hỏi đuôi sẽ dùng “will you?”

Ví dụ:

Let us use the telephone, will you? (Mình sử dụng điện thoại được chứ?)

“Let” trong câu đề nghị giúp người khác (let me) thì khi thành lập hỏi đuôi sẽ dùng “may I?”

Ví dụ:

Let me help you do it, may I? (Hãy để mình giúp bạn làm nó được không?)

Chủ ngữ là “Everyone/Everybody, Someone/Somebody, Anyone/Anybody, No one/ Nobody…” câu hỏi đuôi là “they”

Ví dụ:

Everybody has come, haven’t they? (Mọi người đến đủ rồi phải không?)

Chủ ngữ là “nothing, everything, something, anything” thì câu hỏi đuôi dùng “it”

Ví dụ:

Everything is fine, isn’t it? (Mọi thứ tốt đẹp phải không?)

Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarcely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Ví dụ:

Our boss never comes late, does he? (Sếp của chúng mình không bao giờ đi muộn phải không?)

Had better

Khi thấy had/’d better ta chỉ cần mượn trợ động từ “had” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

He’d better apologize, hadn’t he? (Tốt hơn hết là anh ấy nên xin lỗi phải không?)

Would rather

Khi thấy would/’d rather ta chỉ cần mượn trợ động từ “would” để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She’d rather go to the doctor, wouldn’t she? (Cô ấy nên đến gặp bác sĩ, đúng không?)

Câu đầu có It seems that + mệnh đề thì ta lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi

Ví dụ:

It seems that you are right, aren’t you? (Có vẻ như là cậu đúng phải không?)

Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng “it” trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

What she has just said is unreasonable, isn’t it? (Điều cô ấy vừa mới nói là phi lí phải không?) 

Why he killed himself seems a secret, doesn’t it?

(Tại sao anh ấy lại tự sát dường như là một bí mật phải không?)

Sau câu mệnh lệnh cách (Do…/Don’t do v.v…), câu hỏi đuôi thường là … will you?

Ví dụ:

 

 

 

 

 

(Bạn mở cửa ra được không?) Don’t be late, will you?

(Bạn đừng đến muộn được không?)

Câu đầu là I wish, dùng “may” trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

I wish to study English, may I?

(Tôi muốn học tiếng Anh, có được không?)

Chủ từ là “one”, dùng “you” hoặc “one” trong câu hỏi đuôi

Ví dụ:

When one is sad, she doesn’t want to do anything, do you/does one? (Khi người ta buồn, người ta không muốn làm gì cả phải vậy không?)

Câu đầu có “must”

Must có nhiều cách dùng cho nên tuỳ theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

“Must” chỉ sự cần thiết thì khi thành lập hỏi đuôi ta dùng “needn’t” 

 

Ví dụ:

They must study hard, needn’t they?

(Họ phải học hành chăm chỉ phải vậy không?)

“Must” chỉ sự cấm đoán thì khi thành lập hỏi đuôi ta dùng “must” 

 

Ví dụ:

You mustn’t come late, must you?

(Bạn không được đến muộn, nhớ chưa?)

“Must” chỉ sự dự đoán ở hiện tại thì khi thành lập hỏi đuôi ta dựa vào động từ theo sau must 

Ví dụ:

He must be a very intelligent student, isn’t he?

(Anh ta ắt hẳn là một học sinh rất thông minh, phải không?)

“Must” chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức must + have + Vp2) thì khi thành lập hỏi đuôi ta dùng have/has căn cứ theo chủ ngữ của câu.

Ví dụ:

You must have stolen my bike, haven’t you?

(Bạn chắc hẳn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

She must have been tired after a long journey, hasn’t she? (Cô ấy hẳn là đã rất mệt sau một chuyến đi dài phải không?)

Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ cùng vói dùng is, am, are

Ví dụ:

What a beautiful dress, isn’t it? (Cái váy ấy đẹp quá phải không?)

How intelligent the children are, aren’t they? (Bọn trẻ thông minh quá phải không?)

Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel that + mệnh đề phụ

–  Lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

 

 

 

 

 

I think he will come here, won’t he? (Tôi nghĩ là anh ấy sẽ đến phải vậy không?)

Lưu ý:

+ Mệnh đề chính có “not” thì vẫn tính như ở mệnh đề phụ.

Ví dụ:

I don’t believe Mary can do it, can she?

(Tôi tin Mary không làm chuyện đó, đúng không?)

+ Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là “I” thì lại dùng mệnh đề chính đầu làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

She thinks he will come, doesn’t she? (Cô ấy nghĩ anh ấy sẽ đến, đúng không?)

+ Câu đầu có It seems that + mệnh đề phụ, thì lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ:

It seems that you are right, aren’t you? (Hình như bạn đã đúng, phải vậy không?)

Câu có cấu trúc neither … nor thì câu hỏi đuôi là sẽ chia ở sô nhiều

Ví dụ:

Neither you nor I am children, are we? (Cả em và tôi đều không phải là trẻ con phải vậy không?)

Ought to

Câu có “ought to” thì ta sử dụng phần đuôi là “shouldn’t”. Ví dụ:

You ought to take a short rest, shouldn’t you?

Need

“Need” vừa làm động từ thường, vừa làm động từ khuyết thiếu, nên:

+ Nếu “need” là động từ thường thì khi thành lập hỏi đuôi ta phải mượn trợ động từ.

Ví dụ:

She needs to water the flowers in the morning, doesn’t she? (Cô ấy cần phải tưới hoa vào buổi sáng phải không?)

+ Nếu “need” là động từ khuyết thiếu thì khi thành lập hỏi đuôi ta dùng luôn need. Ví dụ:

She needn’t do it, need you?

(cô ấy không cần nó, đúng không?)

 





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ