Tổng hợp lý thuyết sự phát triển loài người sinh học lớp 12


Những giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người 

a. Các dạng vượn người hóa thạch

– Một nhánh của dạng vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là Đriôpitec được Gocđơn phát hiện năm 1927 ở châu Phi, sống cách đây khoảng 18 triệu năm.

– Từ Đriôpitec dẫn đến loài người qua một dạng trung gian đã bị tuyệt diệt là Ôxtralôpitec.

b. Các dạng người vượn hóa thạch

Ôxtralôpitec sống ở cuối kỉ Thứ 3, cách nay khoảng 2-8 triệu năm. Chúng đã chuyển từ trên cây xuống mặt đất, đi bằng 2 chân, mình hơi khom về trước, cao 120-140cm, sọ 450-750cm3. Chúng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá và mảnh xương thú để tự vệ và tấn công thú dữ.

STUDY TIP

Hóa thạch của Ôxtralôpitec được phát hiện lần đầu tiên năm 1924 ở Nam Phi.

c.  Người cổ Homo

Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo, chúng đã bị tuyệt diệt, sống cách nay 35.000 năm đến 2 triệu năm.

– Homo habilis (người khéo léo), sống cách nay 1,6-2 triệu năm, cao 1-1,5m, não 600-800cm3, sống thành đàn, đi thẳng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

– Homo erectus (người đứng thẳng), sống cách nay 35.000 năm – 1,6 triệu năm.

+ Pitêcantrôp (người cổ Java, được Đuyboa phát hiện năm 1961 ở Java, Inđônêxia) sống cách nay từ 35.000 năm -1 triệu năm, cao 170cm, sọ 900 – 950cm3, đi thẳng đứng, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá.

+ Xinantrôp (người Bắc Kinh, được phát hiện năm 1927 ở Chu Khẩu Điếm, gần Bắc kinh) sống cách nay từ 50-70 vạn năm, sọ 1000cm3, đi thẳng đứng. Biết chế tạo công cụ bằng đá và xương chưa có

 

hình thù rõ rệt, biết dùng lửa, dùng thịt thú làm thức ăn.

+ Người Heiđenbec (được phát hiện năm 1907 tại Heiđenbec, Đức) có lẽ đã tồn tại ở châu Âu cách đây khoảng 500.000 năm.

– Homo nêanđecthalensis (người Nêanđectan)

+ Sống cách nay từ 5-20 vạn năm (hóa thạch được phát hiện đầu tiên năm 1856 ở Nêanđec, Đức, về sau được tìm thấy ở các châu khác), cao 155-165cm, sọ 1400cm3, xương hàm nhỏ, bắt đầu có lồi cằm chứng tỏ đã có tiếng nói. Biết ghè đẽo đá silic có cạnh sắc thành dao, rìu mũi nhọn. Sống trong hang đá, hái lượm và săn bắt tập thể. Biết che thân bằng da thú và biết dùng lửa thông thạo.

+ Người Nêanđec không phải tổ tiên trực tiếp của người hiện đại mà là một nhánh của chi Homo và đã bị tuyệt diệt nhường chỗ cho người hiện đại.

STUDY TIP

Hóa thạch của Homo habilis được vợ chồng Liccây tìm thấy ở Onđuvai (Tanzania) năm 1961-1964. Sau đó được tìm thấy ở nhiều châu khác.

d.  Người hiện đại (Homo sapiens)

– Sống cách nay 3-5 vạn năm (hóa thạch đầu tiên được tìm thấy năm 1868 ở làng Crômanhôn, Pháp), cao 180cm, sọ 1700cm3, trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng như lưỡi rìu có lỗ để tra cán, lao có ngạnh, kim khâu và móc câu bằng xương. Đã có tranh vẽ mô tả quá trình sản xuất và mầm mông của tôn giáo.

– Người Crômanhôn kết thúc thời đại đồ đá cũ (3,5 vạn – 2 triệu năm), sau đó là thời đại đồ đá giữa (1,5-2 vạn năm) rồi đến thời đại đồ đá mới (7-10 ngàn năm), tiếp theo là thời đại đồ đồng, đồ sắt… Người Crômanhôn đã chuyển từ giai đoạn tiến hóa sinh học sang giai đoạn tiến hóa xã hội.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ