Câu hỏi:
Việc gia nhập ASEAN (1995) đã đẹm lại nhiều cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, ngoại trừ việc
A. học hỏi và tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật tự bên ngoài.
B. thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.
C. phát triển các hoạt động du lịch và thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.
D. phát huy lợi thế về nông nghiệp do không vấp phải sự cạnh tranh.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: khi gia nhập ASEAN, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt cửa các nước trong khu vực:
+ Là những nước trong cùng một khu vực, Việt Nam và các nước ASEAN có sự tương đồng về cơ cấu hàng hóa truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ: gạo… => điều đó sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ khu vực.
+ Mặt khác, do sự chênh lệch về trình độ kĩ thuật, công nghệ, hàng hóa của Việt Nam tuy có cùng chất lượng, mẫu mã nhưng giá thành sản phẩm thường cao hơn (do chi phí sản xuất cao). Trong khi đó, hàng hóa của các nước ASEAN lại có giá thành rẻ hơn, lại được sự hỗ trợ của Chính phủ trong chính sách tăng cường xuất khẩu, có khả năng tràn vào thị trường Việt Nam, chiếm thị phần lớn trong thị trường nội địa của Việt Nam => dễ khiến nền sản xuất trong nước của Việt Nam bị lấn át.
– Việc gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, như:
+ Tham gia hợp tác chính trị – an ninh của ASEAN, Việt Nam sẽ góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực để từ đó xây dựng và phát triển đất nước.
+ Tăng cường hợp tác khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, hội nhập với thế giới.
+ Học hỏi và tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật từ bên ngoài.
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.
+ Phát triển các hoạt động du lịch và thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.
+ ….
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 – 1968), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu
Câu hỏi:
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 – 1968), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu
A. cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đang thất bại ở miền Nam.
Đáp án chính xác
B. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.
D. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Trả lời:
Chọn A
Nội dung đáp án A không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 – 1968), vì:
+ Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) và chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 – 1968).
+ Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được Mĩ tiến hành trong những năm 1969 – 1973 (và sau đó tiếp tục kéo dài trong những năm 1973 – 1975).
– Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất nhằm thực hiện các âm mưu:
+ Cứu nguy cho chiến lược chiến tranh đặc biệt đang thất bại ở miền Nam Việt Nam (và sau đó là hỗ
trợ cho chiến lược chiến tranh cục bộ).
+ Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.+ Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.
+ Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cụng là điều khoản trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (1976)?
Câu hỏi:
Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cụng là điều khoản trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (1976)?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
B. Tăng cường hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội.
C. Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
D. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Chọn D
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- So với Nhật Bản, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 có điểm gì khác biệt?
Câu hỏi:
So với Nhật Bản, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945 – 1950 có điểm gì khác biệt?
A. Liên kết chặt chẽ và trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình.
Đáp án chính xác
C. Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Âu.
D. Phản đối Mĩ trong một số vấn đề quốc tế.
Trả lời:
Chọn B
Nội dung đáp án A (liên kết chặt chẽ và trở thành đồng minh của Mĩ) là điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Đáp án C và D đều có những điểm không thỏa đáng, không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm 1945 – 1950.
– Nội dung đáp án B (tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình) chính là điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản. Vì:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận. => Nhật Bản đã bị mất hết thuộc địa.
+ Các nước Tây Âu tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ. Ví dụ như: Pháp quay lại tái chiếm các nước Đông Dương, Anh xâm lược trở lại Miến Điện, Mã Lai,…====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được đánh dấu bởi sự kiện
Câu hỏi:
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được đánh dấu bởi sự kiện
A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
B. Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
C. Tỉnh cuối cùng ở miền Nam (Châu Đốc) được giải phóng.
Đáp án chính xác
D. Xe tăng của quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
Trả lời:
Chọn C
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====
- Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu hỏi:
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. làm xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây ở châu Âu.
B. buộc Mĩ phải chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
C. góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Đáp án chính xác
D. tạo cơ sở hình thành các liên minh kinh tế – quân sự.
Trả lời:
Chọn C
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====