Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:


Câu hỏi:

Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới.

B. sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu.

D. người dân không ủng, hộ, không hào hứng với chế độ XHCN.

Đáp án chính xác

Trả lời:

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
– Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
– Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.
– Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.
– Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 
Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học như V.I.Lênin đã nói: “Nếu người ta nhận thức thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không?”
Chọn đáp án: D

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ?

    Câu hỏi:

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ?

    A. Cộng đồng châu Âu ra đời (1967).

    B. Nhận viện trợ của “kế hoạch Macsan” (6/1947).

    Đáp án chính xác

    C. Tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954).

    D. Nước Cộng hòa Liên bang Đức thành lập (9/1949).

    Trả lời:

    Thông qua “Kế hoạch Mácsan” (6-1947) với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu (tăng cưởng ảnh hưởng đối với các nước này).
     Chọn đáp án: B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Trong hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thỏa thuận các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi chiếm đóng của quốc gia nào?

    Câu hỏi:

    Trong hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thỏa thuận các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi chiếm đóng của quốc gia nào?

    A. các nước phương Tây.

    Đáp án chính xác

    B. Liên Xô.

    C. Mĩ.

    D. Anh.

    Trả lời:

    Trong hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thỏa thuận các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi chiếm đóng của các nước phương Tây.
    Chọn đáp án: A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Theo “Phương án Mao-bát -tơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào?

    Câu hỏi:

    Theo “Phương án Mao-bát -tơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào?

    A. Bănglađét và Pakistan. 

    B. Ấn Độ và Bănglađét.

    C. Pakistan và Nepan.

    D. Ấn Độ và Pakistan.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Theo “Phương án Mao-bát-tơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành Ấn Độ và Pakistan.
    Chọn đáp án: D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Ý nào dưới đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX?

    Câu hỏi:

    Ý nào dưới đây không đúng về quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX?

    A. Các nước ASEAN chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” sau Chiến tranh lạnh kết thúc.

    Đáp án chính xác

    B. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.

    C. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

    D. Các nước ASEAN thực hiện hợp tác, phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của hiệp ước Bali.

    Trả lời:

    – Nội dung các đáp án: B, C, D gắn liền với quá trình mở rộng thành viên của ASEAN.
    – Đáp án A không đúng.
     Chọn đáp án: A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Trong những năm 1960-1973, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản là

    Câu hỏi:

    Trong những năm 1960-1973, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản là

    A. phát triển chậm. 

    B. khủng hoảng trầm trọng.

    C. không phát triển.

    D. phát triển “thần kì”.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Trong những năm 1960-1973, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản là phát triển “thần kì”.
    Chọn đáp án: D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ