Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2023-2024 Trường THPT Hàn Thuyên


  • Câu 1:

    Đâu là tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế?

    • A.
      tạo việc làm cho người lao động.

    • B.
      chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    • C.
      tăng thu nhập cho người dân.

    • D.
      tạo ra thị trường có sức mua lớn.

  • Câu 2:
    Mã câu hỏi: 462745

    Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ điều gì?

    • A.
      điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.

    • B.
      nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

    • C.
      trình độ đô thị hoá thấp.

    • D.
      điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.

  •  

  • Câu 3:
    Mã câu hỏi: 462747

    Nguyên nhân nào dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua?

    • A.
      công nghiệp hoá phát triển mạnh.

    • B.
      quá trình đô thị hoá tự phát.

    • C.
      mức sống của người dân cao.

    • D.
      kinh tế phát triển nhanh.

  • Câu 4:
    Mã câu hỏi: 462749

    Biện pháp chủ yếu nào được dùng để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay?

    • A.
      xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

    • B.
      phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

    • C.
      hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.

    • D.
      phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.

  • Câu 5:
    Mã câu hỏi: 462751

    Nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị?

    • A.
      thị trường lao động phát triển sâu rộng.

    • B.
      các kinh tế phát triển mạnh.

    • C.
      quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.

    • D.
      quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

  • Câu 6:
    Mã câu hỏi: 462752

    Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là gì?

    • A.
      giải quyết việc làm.

    • B.
      khai thác tài nguyên thiên nhiên.

    • C.
      đảm bảo phúc lợi xã hội.

    • D.
      bảo vệ môi trường.

  • Câu 7:
    Mã câu hỏi: 462754

    Nhân tố nào đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay?

    • A.
      các điều kiện tự nhiên.

    • B.
      lịch sử khai thác lãnh thổ.

    • C.
      trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

    • D.
      chuyển cư, nhập cư.

  • Câu 8:
    Mã câu hỏi: 462756

    Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta?

    • A.
      Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.

    • B.
      Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.

    • C.
      Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.

    • D.
      Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

  • Câu 9:
    Mã câu hỏi: 462759

    Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có đặc điểm gì?

    • A.
      Ngành du lịch phát triển nhất.

    • B.
      Nền kinh tế phát triển nhất.

    • C.
      Mật độ dân số thấp nhất.

    • D.
      Ngành chăn nuôi phát triển nhất.

  • Câu 10:
    Mã câu hỏi: 462760

    Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng gì?

    • A.
      Lũ lụt và thủy triều.

    • B.
      Mùa khô – mưa sâu sắc.

    • C.
      Xâm nhập mặn phức tập.

    • D.
      Ngập úng trên diện rộng.

  • Câu 11:
    Mã câu hỏi: 462764

    Nguyên nhân nào sau đây gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long?

    • A.
      Bề mặt địa hình thấp và mực thủy triều cao.

    • B.
      Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.

    • C.
      Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.

    • D.
      Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.

  • Câu 12:
    Mã câu hỏi: 462766

    Ở nước ta, động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng nào?

    • A.
      Đông Bắc.

    • B.
      Nam Bộ.

    • C.
      Tây Bắc.

    • D.
      Tây Nguyên.

  • Câu 13:
    Mã câu hỏi: 462769

    Hiện tượng nào đã cho dưới đây không phải là hậu quả của việc mất rừng?

    • A.
      Lũ lụt gia tăng.

    • B.
      Đất trượt, đá lỡ.

    • C.
      Khí hậu biến đổi.

    • D.
      Động đất.

  • Câu 14:
    Mã câu hỏi: 462771

    Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về điều gì?

    • A.
      Giá trị kinh tế.

    • B.
      Cảnh quan môi trường tự nhiên.

    • C.
      Cân bằng môi trường sinh thái.

    • D.
      Bảo vệ sự đa dạng sinh vật.

  • Câu 15:
    Mã câu hỏi: 462773

    Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta là biểu hiện nào?

    • A.
      Phát triển du lịch sinh thái.

    • B.
      Chống xói mòn, sạt lở đất.

    • C.
      Cân bằng sinh thái.

    • D.
      Lưu giữ các nguồn gen quý hiếm.

  • Câu 16:
    Mã câu hỏi: 462777

    Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?

    • A.
      đến sớm và kết thúc muộn.

    • B.
      đến muộn và kết thúc sớm.

    • C.
      đến muộn và kết thúc muộn.

    • D.
      đến sớm và kết thúc sớm.

  • Câu 17:
    Mã câu hỏi: 462780

    Miền nào sau đây ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?

    • A.
      Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    • B.
      Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

    • C.
      Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.

    • D.
      Cả nước.

  • Câu 18:
    Mã câu hỏi: 462781

    Khó khăn nào lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

    • A.
      thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

    • B.
      nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

    • C.
      bão lũ, trượt lở đất.

    • D.
      hạn hán, bão, lũ.

  • Câu 19:
    Mã câu hỏi: 462786

    Đâu là đặc điểm của khu vực đông Trường Sơn?

    • A.
      lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6.

    • B.
      mưa phùn vào cuối mùa đông.

    • C.
      gió phơn khô nóng vào cuối mùa hạ.

    • D.
      chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc.

  • Câu 20:
    Mã câu hỏi: 462787

    Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của yếu tố nào?

    • A.
      frông lạnh vào thu – đông.

    • B.
      các dãy núi đâm ngang ra biển.

    • C.
      gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.

    • D.
      bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.

  • Câu 21:
    Mã câu hỏi: 462789

    So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có khí hậu như thế nào?

    • A.
      nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

    • B.
      nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.

    • C.
      biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

    • D.
      nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.

  • Câu 22:
    Mã câu hỏi: 462793

    Khu vực nào sau đây có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta?

    • A.
      Tây Bắc.

    • B.
      Bắc Trung Bộ.

    • C.
      cực Nam Trung Bộ.

    • D.
      Tây Nguyên.

  • Câu 23:
    Mã câu hỏi: 462797

    Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc?

    • A.
      hình dáng và lãnh thổ địa hình.

    • B.
      khí hậu và địa hình.

    • C.
      hình dáng và khí hậu.

    • D.
      địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.

  • Câu 24:
    Mã câu hỏi: 462799

    Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố nào dưới đây?

    • A.
      sự phân hoá theo mùa của khí hậu.

    • B.
      nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.

    • C.
      lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

    • D.
      thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

  • Câu 25:
    Mã câu hỏi: 462801

    Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm gì?

    • A.
      Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.

    • B.
      Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

    • C.
      Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.

    • D.
      Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.

  • Câu 26:
    Mã câu hỏi: 462804

    Đặc điểm nào là không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?

    • A.
      Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).

    • B.
      Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.

    • C.
      Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.

    • D.
      Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.

  • Câu 27:
    Mã câu hỏi: 462806

    Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có đặc điểm như thế nào?

    • A.
      mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.

    • B.
      chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.

    • C.
      có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.

    • D.
      có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.

  • Câu 28:
    Mã câu hỏi: 462809

    Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng ra sao đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

    • A.
      Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.

    • B.
      Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.

    • C.
      Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

    • D.
      Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

  • Câu 29:
    Mã câu hỏi: 462847

    Đâu là quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta?

  • Câu 30:
    Mã câu hỏi: 462851

    Nguyên nhân nào thúc đẩy nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo?

    • A.
      tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.

    • B.
      nước ta giàu có về tài nguyên biển.

    • C.
      hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

    • D.
      biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia.

  • Câu 31:
    Mã câu hỏi: 462856

    Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào sau đây ở nước ta hiện nay?

    • A.
      Vùng đồng bằng, ven biển.

    • B.
      Vùng đồi núi, ven biển.

    • C.
      Vùng trung du, đồng bằng.

    • D.
      Vùng trung du và miền núi.

  • Câu 32:
    Mã câu hỏi: 462858

    Thiên tai nào sau đây xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta?

    • A.
      Bão.

    • B.
      Sạt lở bờ biển.

    • C.
      Cát bay, cát chảy.

    • D.
      Động đất.

  • Câu 33:
    Mã câu hỏi: 462861

    Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển loài cây nào?

    • A.
      các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.

    • B.
      các cây công nghiệp, cây rau đậu.

    • C.
      các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.

    • D.
      các cây công nghiệp, cây ăn quả.

  • Câu 34:
    Mã câu hỏi: 462866

    Do đâu mà đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

    • A.
      Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu.

    • B.
      Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển.

    • C.
      Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

    • D.
      Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

  • Câu 35:
    Mã câu hỏi: 462870

    Vì sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

    • A.
      Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

    • B.
      Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.

    • C.
      Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.

    • D.
      Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

  • Câu 36:
    Mã câu hỏi: 462873

    Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

    • A.
      vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít.

    • B.
      thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển.

    • C.
      các dãy núi lan sát ra biển chia cắt, sông ngắn nhỏ, ít phù sa.

    • D.
      con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng.

  • Câu 37:
    Mã câu hỏi: 462877

    Ở nước ta, loại tài nguyên nào có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức?

  • Câu 38:
    Mã câu hỏi: 462879

    Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào?

  • Câu 39:
    Mã câu hỏi: 462881

    Đâu là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

    • A.
      Hải Phòng

    • B.
      Cửa Lò

    • C.
      Rạch Giá

    • D.
      Cam Ranh

  • Câu 40:
    Mã câu hỏi: 462884

    Đâu là ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta?

    • A.
      Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.

    • B.
      Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển.

    • C.
      Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

    • D.
      Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới.



  • Link Hoc va de thi 2024

    Chuyển đến thanh công cụ