Bài tập khử không hoàn toàn Fe2O3 sau cho sản phẩm phản ứng với chất oxi hóa mạnh là HNO3 hoặc H2SO4 đặc nóng
Câu 1: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tính m ? |
- Phân tích đề: Sơ đồ phản ứng
$F{{text{e}}_{2}}{{O}_{3}}xrightarrow[{{t}^{0}}]{CO}left{ begin{array} {} Ftext{e}O,F{{e}_{3}}{{O}_{4}} \ {} F{{e}_{2}}{{O}_{3}},Fe \ end{array} right.xrightarrow{HN{{O}_{3}} du}left{ begin{array} {} N{{O}_{2}}uparrow \ {} Fe{{left( N{{O}_{3}} right)}_{2}} \ end{array} right.$
Trong trường hợp này xét quá trình đầu và cuối ta thấy chất nhường e là CO, chất nhận e là HNO3. Nhưng nếu biết tổng số mol Fe trong oxit ta sẽ biết được số mol Fe2O3. Bởi vậy ta dùng chính dữ kiện bài toán hòa tan x trong HNO3 đề tính tổng số mol Fe.
Theo đề ra ta có: ${{n}_{N{{O}_{2}}}}=0,195 mol$
Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có: 56x + 16y = 10,44 (1).
Quá trình nhường và nhận e:
Chất khử Fe → Fe3+ + 3e |
Chất oxi hóa $O+2eto {{O}^{2-}}$ ${{N}^{+5}}+1eto overset{+4}{mathop{N}},{{O}_{2}}$ |
- Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,195 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ $left{ begin{array} {} 56x+16y=10,44 \ {} 3x-2y=0,195 \ end{array} right.$
Giải hệ trên ta có x = 0,15 và y = 0,1275
Như vậy nFe = 0,15 mol nên ${{n}_{F{{e}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,075 mol$ → m = 12 gam.
Nhận xét:
Dĩ nhiên trong bài toán trên ta cũng có thể giải theo cách tính số mol O bị CO lấy theo phương trình:
$CO+left[ {{O}^{2-}} right]-2eto C{{O}_{2}}$và ${{N}^{+5}}+1text{e}to overset{+4}{mathop{N{{O}_{2}}}},$
Sau đó dựa vào định luật bảo toàn khối lượng ta có: m = 10,44 + mO