Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2021-2022


TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) phân li độc lập, tương tác cộng gộp quy định, trong đó kiểu gen càng chứa nhiều alen trội thì cây càng cao. Đem lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1. Cho hai cây F1 giao phấn với nhau. ở thế hệ F2, các cây cao 120cm và các cây cao 200 cm chiếm tỷ lệ bằng nhau và bằng 9,375%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc vào môi trường.Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận sai?

1. Sự có mặt 1 alen trội bất kì trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm.

2. Ở F2, có tối đa 4 kiểu gen quy định cây có chiều cao 160 cm.

3. Ở F2, loại kiểu gen quy định cây có chiều cao 120 cm có số lượng lớn nhất.

4. Ở F2,  các cây có chiều cao 140 cm chiếm tỉ lệ lớn nhất

A. 1                                                 B. 2

C. 3                                                 D. 4

Câu 2: Người ta phân biệt nhóm thực vật C­3, C4 chủ yếu dựa vào:

A.Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá    

B.Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.

C.Sự khác nhau ở các phản ứng sáng

D.Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

Câu 3: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

1. aaBbDd × AaBBDd

2. AaBbDd × aabbDd

3. AAbbDd × aaBbDd

4. aaBbDd × aabbDd

5. AaBbDD × aaBbDd

6. AABbdd × AabbDd

Theo lý thuyết, trong 6 phép lai nói trên, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình phân li theo tỷ lệ 3:3:1:1

A. 3                                         B. 4

C. 1                                         D. 2

Câu 4: Bệnh Pheninketo niệu (phenylketonuria) có đặc điểm sau:

1. Dị tật bẩm sinh di truyền gen lặn.

2. Axit glutamic thứ 7 của HbA thay bằng valin

3. Thiếu enzyme xúc tác chuyển hóa phenylketonuria thành tirozin

4. Tuổi trung niên bị viêm đa khớp vì hóa đen các khớp.

5. Chất ứ đọng đầu độc thần kinh gây mất trí nhớ, ít khi sống tới 30 tuổi.

Phương án đúnglà:

A. 1, 2, 3                                 B. 1, 3. 4

C. 1, 3, 5                                 D. 2, 3, 4

Câu 5: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 6 cây hoa kép, màu vàng: 6 cây hoa đơn, màu vàng : 3 cây hoa kép, màu tím : 1 cây hoa đơn, màu tím. Nếu không có hiện tượng hoán vị gen và tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định thì khi cho F1 lai phân tích thu được tỷ lệ kiểu hình như thế nào?

A. 1 : 2 : 1                   B. 1 : 1 : 1 : 1 

C. 1 : 1                        D. 3 : 1

Câu 6: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là:

A. Lục lạp → Ti thể → Peroxixom

B. Peroxixom → Lục lạp → Ti thể

C. Lục lạp → Peroxixom → Ti thể

D. Ti thể → lục lạp → Peroxixom

Câu 7: Khi nói về sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong hệ sinh thái nhân tạo người ta cần kéo dài chuỗi thức ăn để tăng năng suất

B. Sinh vật ở mắt xích càng xa hệ sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng lớn

C. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong quần xã

D. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.

Câu 8: Morgan phát hiện ra quy luật  liên kết gen nhờ phép lai:

1.Lai trở lại

2.Lai phân tích

3.Lai thuận nghịch

4.Lai xa

Phương ánđúnglà:

A. 1, 3                                     B. 1, 2

C. 3, 4                                     D. 2, 3

Câu 9: Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu, trong các tế bào có:

A. 400 NST kép

B. 800 NST kép

C. 400 NST đơn

D. 800 NST đơn

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường

B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại

C. Trong một hệ sinh thái, sự chuyển hóa vật chất diễn ra theo chu trình.

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 90% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

Câu 11: Một phân tử mARN dài 0,1989 µm, trong quá trình dịch mã đã giải phóng khối lượng nước là 17370 đvC. Quá trình dịch mã đó cần môi trường cung cấp số axit amin là:

A. 970                                     B. 975

C. 1940                                   D. 966

Câu 12: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu long do một gen quy định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu là a) quy định được tìm thấy ở 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây là đúng

1.Tần số alen a ở giới cái là 0,4

2.Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%

3.Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%

4.Tần số alen A ở giới đực là 0,4

5.Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang kiểu gen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%

6.Không xác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen

Số nhận xét đúng là:

A. 2                                         B. 3

C. 4                                         D. 1

Câu 13: Cho các thành tựu ứng dụng di truyền học sau đây:

1.Tạo giống bông kháng sâu hại

2.Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại

3.Giống cà chua có gen sinh sản etilen bất hoạt

4.Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống

5.Cừu Doly

6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa

7.Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người

Những thành tựu của công nghệ gen là:

A. 1, 4, 5, 7

B. 1, 3, 4, 6, 7

C. 1, 4, 6, 7

D. 1, 2, 4, 5, 7

Câu 14: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của:

A. Thực vật hạt kín và thú

B. Thực vật hạt kín, chim và thú

C. Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú

D. Thực vật hạt trần, chim và thú

Câu 15: Khi nói về di – nhập gen, đặc điểm nào sau đây không đúng?

A. Di- nhập gen làm thay đổi tần số alen ngẫu nhiên

B. Di- nhập gen có thể làm nghèo hoặc làm giàu vốn gen của quần thể

C. Di- nhập gen xảy ra giữa các quần thể cùng loài

D. Di- nhập gen làm giảm tần số alen có hại của quần thể

Câu 16: Cho bảng sau

Cột A

Cột B

1. Lá có bảnrộng, mỏng

2. Mạch dẫn

3. Biểu bì

4. Mô giậu

5. Khí khổng

a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp

b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp

c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng

d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ

e. Bảo vệ

Hãychọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A và cột B là:

A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a

B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c

C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e

D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a

Câu 17: Phát biểu nào sau đây về NST giới tính là không đúng?

A. Ở châu chấu đực và rệp cái nhiễm sắc thể giới tính chỉ có 1 chiếc (OX)

B. NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma.

C. Ở tất cả các loài động vật, NST giới tính thường chỉ gồm 1 cặp, khác nhau giữa giới đực và giới cái.

D. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định tính trạng thường.

Câu 18: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. Nơi ở là nơi cư trú của sinh vật

B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Mật độ của quần thể là số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bổ trong khoảng không gian của quần thể.

D. Ổ sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.

Câu 19: Cho các phương án sau:

1.Nuôi cấy mô tế bào

2.Sinh sản sinh dưỡng

3.Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội

4.Tự thụ phấn bắt buộc

5.Lai tế bào sinh dưỡng

Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:

A. 1, 2                         B. 1, 2, 3

C. 1, 2, 3, 4                 D. 1, 2, 5

Câu 20: Biết AA hoa đỏ, Aa hoa hồng, aa hoa trắng, B cánh kép trội hoàn toàn, b cánh đơn. Các cặp gen này nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Nếu màu sắc hoa phân li 1 : 1, tính trạng cánh hoa đồng tính thì số phép lai tối đa cho kết quả trên bằng bao nhiêu?

A. 12                                       B. 8

C. 6                                         D. 4

Câu 21: Coaxecva có những biểu hiện là:

A. Có chứa các hợp chất hữu cơ có 3 nguyên tố: C, H, O như lipit, saccarit

B. Có chứa các hợp chất hữu cơ phân tử hòa tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo

C. Có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch

D. Có chứa các enzim kết hợp với các ion kim loại và  liên kết với các polypeptit.

Câu 22: Các cá thể trong 1 quần thể có quan hệ sinh thái nào sau đây?

1.Quan hệ hỗ trợ

2.Quan hệ cạnh tranh khác loài

3.Quan hệ đối địch

4.Quan hệ cạnh tranh cùng loài

5.Quan hệ vật ăn thịt – con mồi

Đáp ánđúng

A. 1,4 

B. 1,3,4

C. 1,2,3,4

D. 1,2,3,4,5

Câu 23: Cho sơ đồ mô tả tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau:

Các số tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là:

A.H+, APT, NADPH. CO2

B.CO2, ATP, NADPH, RiDP

C.H2O, ATP, NADPH, CO2

D.CO2, ATP, NADPH, H2O

Câu 24: Khi nói về vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không đúng?

1.Cách li địa lý là những trở ngại về mặt địa lý như sông, núi, biển, … ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ.

2.Cách li địa lý trong thời gian dài sẽ dẫn đén cách li sinh sản và hình thành loài mới.

3.Cách li địa lý góp phần duy trì sự khác biệt về tấn số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

4.Cách li địa lý có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới

5.Cách li địa lý có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.

6.Cách li địa lý là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.

Số phương án đúnglà:

A. 2                                         B. 3

C. 4                                         D. 1

Câu 25: Mỗi phân tử tARN

A. Chỉ gắn với một loại aa, aa được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinucleotit

B. Có cấu trúc 2 sợi đơn liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung và tạo nên cấu trúc 3 thùy tròn

C. Có 3 bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp bổ sung với một bộ ba trên mARN

D. Có chức năng vận chuyển aa để dịch mã và mỗi tARN có thể vận chuyển đồng thời nhiều aa.

Câu 26: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiều gen khác nhau trong quần thể.

B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang các loại alen đã có sẵn trong quần thể và do vậy sẽ làm thay đổi thành phần kiều gen và tần số alen của quần thể.

C. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến), quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa.

D. Cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có 1 giao tử mang một alen đột biến. Với tốc độ như vậy, đột biến gen không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 27: Ở một loài côn trùng, gen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với a quy định cánh cụt. Cho các cá thể đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con lai là:

A. 3 cánh dài: 1 cánh cụt

B. 5 cánh dài : 1 cánh cụt

C. 1 cánh dài : 1 cánh cụt

D. 5 cánh dài : 3 cánh cụt

Câu 28: Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen (frac{{Ab}}{{aB}}Dd) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có tối đa bao nhiêu trường tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của 3 tế bào trên

(1).1 : 1

(2).1 : 1 : 1 : 1

(3).1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1

(4).1 : 1 : 2 : 2

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 29: Về mặt chuyển hóa năng lượng, quang hợp là quá trình:

A. Chuyển quang năng sang hóa năng

B. Chuyển quang năng sang nhiệt năng

C. Chuyển hóa năng sang quang năng

D. Chuyển nhiệt năng sang động năng

Câu 30: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài. Gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng; các gen đều nằm ở NST thường, phân li độc lập nhau. Thực hiện một phép lai giữa 2 cơ thể (P) cùng loài, ở thế hệ F1 người ta thu được tính trạng dạng quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1, tính trạng màu sắc quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1. Theo lí thuyết, nếu không xét đến phép lai thuận nghịch thì số phép lai tối đa thỏa mãn bài toán trên là:

A. 1                                         B. 4

C. 2                                         D. 3

Câu 31: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di chuyển một bệnh ở người do một trong 2 alen của 1 gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III là con trai và bị bệnh là:

A. 1/36                                    B. 1/18           

C. 8/9                                      D. 17/36

Câu 32: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, alen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hat trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập nhau. Khi thu hoạt ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được (F1) 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Biết quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Trong tổng số hạt tròn, đỏ thu được ở thế hệ F1, các hạt có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/7

2. F1, các hạt dài, đỏ có kểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0.08

3. Cho các cây này nảy mầm từ hạt tròn, trắng (F1) giao phấn ngẫu nhiên với các cây nảy mầm từ hạt tròn, đỏ (F1) thu được F2 gồm các hạt có kiểu gen dị hợp chiếm 118/147

4. F1, các hạt có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 0,74

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 33: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen có quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai (P): ♀AB/abXDXd × ♂AB/abXDY thu được F1 có tỷ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luật sau, có bao nhiêu kết luận sai?

1. Ở F1 các cá thể có kiểu hình trội về hai trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 30%

2. Trong tổng số cá thể cái F1 các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 8,5%

3. Ở giới đực F1, có tối đa 15 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội

4. Ở giới cái F1, có tối đa 6 kiểu gen dị hợp

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen (A,a;B,b) phân li độc lập quy định, kiểu gen nào có mặt của cả 2 loại alen trội A và B sẽ quy định điểu hình hoa đỏ, kiểu gen nào chỉ có 1 loại alen trội (A hoặc B) sẽ quy định kiểu hình hoa hồng, kiểu gen không có hai loại alen trội A và B sẽ quy định kiểu hình hoa trắng; tính trạng chiều cao thân to do 1 gen có 2 alen (D, d) quy định, kiểu gen nào có mặt của alen trội D sẽ quy định kiểu hình thân cao, kiểu gen không có alen trội D sẽ quy định kiểu hình thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử về 3 cặp gen trên (cây X) giao phấn với cây hoa hồng, thân cao (cây Y), ở thế hệ F1 thu được: 33,75% cây hoa đỏ, thân cao: 3,75% cây hoa đỏ, thân thấp: 33,75% cây hoa hồng thân cao, 16,25% cây hoa hồng, thân thấp: 7,5% cây hoa trắng, thân cao : 5% cây hoa trắng, thân thấp. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng:

1.F1thu được tối đa 20 kiểu gen khác nhau

2.Cho cây Y tự thụ phấn, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử về 3 cặp gen chiếm 50%

3.Cho cây X tự thụ phấn, ở đời con thu được các cây hoa đỏ, thân cao chiếm tỉ lệ 40,5%

4.Cho cây X lai phân tích, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 20%

A. 1                                         B. 2

C. 3                                         D. 4

Câu 35: Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro, trên mạch một của gen có số nucleotit loại A bằng số nucleotit loại T, số nucleotit loại G gấp 2 lần số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 3 lần số nucleotit loại T. Số nucleotit loại A của gen là:

A. 448                                     B. 224

C. 112                                     D. 336

Câu 36: Nhận định nào không đúngkhi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?

A. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước

B. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng

C. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

D. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.

Câu 37: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:

1.Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản

2.Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng

3.Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản

4.Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm

Số nhận định không đúngtrong các nhận định nói trên là:

A. 3                                         B. 1

C. 2                                         D. 4

Câu 38: Nếu một gen quy định một tính trạng thì trường hợp nào sau đây đột biến gen lặn khó biểu hiện kiểu hình?

A. Gen lặn phát sinh do đột biến ở tế bào sinh dưỡng

B. Gen nằm trên NST X của giới dị giao tử

C. Gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử hoặc dị hợp tử thiếu

D. Gen nằm trên NST thường hoặc NST X của thể  một nhiễm

Câu 39: Cho các đặc điểm sau:

1.ADN mạch vòng kép

2.Có chứa gen đánh dấu

3.Có trình tự nhận biết của enzim cắt

4.Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân

5.ADN mạch vòng đơn

6.Có khả năng nhân đôi độc lập so với ADN thể nhân

Đặc điểm đúngvới plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?

A. 1, 2, 3, 6

B. 2, 3, 5, 6

C. 1, 2, 3, 4, 6

D. 2, 3, 4, 6

Câu 40: Enzim tham gia cố định nito tự do là

A. Restrictaza             B. Oxygenaza

C. Cacboxylaza           D. Nitrogenaza

ĐÁP ÁN

1. D

11. D

21. C

31. A

2. D

12. B

22. A

32. D

3. B

13. B

23. C

33. D

4. C

14. C

24. A

34. A

5. A

15. D

25. A

35.  B

6. C

16. D

26. D

36. B

7. C

17. B

27. D

37. B

8. D

18. C

28. B

38. A

9. A

19. D

29. A

39. A

10. C

20. A

30.  C

40. D

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 02

Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

   A. ADN                            B. rARN                           C. protein                          D. mARN

Câu 2: Sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?

   A. Chim cu gáy.                B. Mèo rừng.                     C. Tảo.                              D. Muỗi.

Câu 3: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

   A. AABb.                         B. AAbb.                          C. AaBb.                           D. Aabb.

Câu 4: Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho đời con đồng nhất về kiểu hình

   A. aabb × AaBB.              B. Aabb × AABB.            C. AABb × AABb.          D. Aabb × AaBB

Câu 5: Động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?

   A. thú.                               B. cá.                                 C. chim.                            D. lưỡng cư.

Câu 6: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?

   A. 1AA: 1aa.                     B. 1AA: 2Aa: 1aa.            C. 1Aa.                             D. 1AA: 4Aa: 1aa.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

   A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định.

   B. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc có thể hình thành quần xã tương đối ổn định.

   C. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật, kết thúc luôn hình thành quần xã tương đối ổn định.

   D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn, kết thúc hình thành quần xã tương đối ổn định.

Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng

   A. tiêu diệt các loài bất lợi cho sinh vật.

   B. làm giảm độ đa dạng của quần xã.

   C. thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.

   D. làm tăng độ đa dạng của quần xã.

Câu 9: Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:

3’…..GXXAAAGTTAXXTTTXGG….5’

Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?

   A. 3                                   B. 5                                   C. 8                                   D. 6

Câu 10: Enzim dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen là

   A. ADN polimeraza.         B. restrictaza.                    C. ligaza.                           D. ARN polimeraza.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-B

5-D

6-D

7-D

8-C

9-D

10-B

11-B

12-D

13-C

14-A

15-B

16-A

17-D

18-A

19-B

20-A

21-A

22-A

23-B

24-C

25-C

26-B

27-D

28-B

29-A

30-C

31-B

32-D

33-A

34-B

35-A

36-A

37-D

38-D

39-C

40-B

—{Để xem nội dung đề 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}—

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 03

Câu 1: Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n =48. Quan sát một tế bào sinh dưỡng của loài dưới kính hiển vi người ta thấy có 46 NST. Đột biến này thuộc dạng

   A. Thể khuyết nhiễm                                                  B. Thể một kép

   C. Thể khuyết nhiễm hoặc thể một kép                      D. Thể một nhiễm

Câu 2: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

   A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

   B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

   C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

   D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể

Câu 3: Một tế bào người tại kì giữa của lần giảm phân I sẽ có

   A. 46 cromatit                   B. 46 NST kép                  C. 23 NST đơn                 D. 23 cromatit

Câu 4: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định. Cho biết trong một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số nam bị bệnh là 8%. Tần số nữ bị bệnh trong quần thể là

   A. 4%                                B. 6,4%                             C. 1,28%                           D. 2,56%

Câu 5: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng khí O2. Các phân tử O2 đó bắt nguồn từ

   A. Phân giải đường           B. Quang hô hấp               C. Sự phân ly nước           D. Sự khử CO2

Câu 6: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

   A. Chuyển đoạn nhỏ         B. Mất đoạn                      C. Đảo đoạn                      D. Lặp đoạn

Câu 7: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ?

   A. Hợp tác                        B. Ký sinh – vật chủ         C. Cộng sinh                     D. Hội sinh

Câu 8: Các NST kép không tách qua tâm động và mỗi NST kép trong cặp đồng đang phân li ngẫu nhiên về mỗi cực dựa trên thoi vô sắc. Hoạt động nói trên của NST xảy ra ở

   A. kì sau của nguyên phân                                          B. kì sau của lần phân bào II.

   C. kì sau của lần phân bào I.                                       D. kì cuối của lần phân bào I.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

   A. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

   B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

   C. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

   D. Trong diễn thế sinh thái, các quẩn xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

Câu 10: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm gì?

   A. Cá thể có kích thước lớn, sứ dụng nhiều thúc ăn, tuổi thọ lớn

   B. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

   C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.

   D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.

ĐÁP ÁN

1-C

2-B

3-B

4-C

5-C

6-B

7-C

8-C

9-D

10-C

11-B

12-A

13-A

14-A

15-A

16-C

17-D

18-B

19-D

20-A

21-D

22-A

23-C

24-D

25-B

26-A

27-A

28-D

29-D

30-B

31-C

32-B

33-C

34-A

35-B

36-A

37-A

38-C

39-B

40-D

—{Còn tiếp}—

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 04

Câu 1: Axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba:

A. AUU.                     B. AUG.                                 C. AUX.                     D. AUA.

Câu 2: Vì sao mã di truyền là mã bộ ba:

A. Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.

B. Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.

C. Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.

D. Vì 3 nucleotit mã hóa cho một axit amin  thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20 loại axit amin.

Câu 3: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hidro của gen:

A. Mất 1 cặp nucleotit.                                   B. Thay thế 1 cặp G – X bằng cặp A – T.

C. Thêm 1 cặp nucleotit.                               D. Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X.

Câu 4 : Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:

 A.Hội sinh.                 B. Hợp tác.        C. Ức chế – cảm nhiễm.                     D. Cạnh tranh.

Câu 5 : Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.             B. Hệ sinh thái ao hồ.

C. Hệ sinh thái trên cạn          .                     D. Hệ sinh thái savan đồng cỏ.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. Là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. Là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. Chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu 7: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: 

A. Tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.         B. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C. Hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.        D. Tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 8: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

I. Năng lượng là ATP.

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.

III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.

IV. Enzim hoạt tải (chất mang).

A. I, IV                              B. II, IV                            C. I, II, IV                         D. I, III, IV

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.     

B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.                                 

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 10: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

A.Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.

B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.

C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.

D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước

ĐÁP ÁN

1B

2D

3D

4C

5A

6B

7B

8C

9D

10D

11B

12B

13B

14C

15D

16B

17A

18A

19B

20A

21A

22C

23B

24A

25A

26A

27C

28C

29C

30D

31B

32D

33A

34A

35A

36B

37A

38C

39D

40A

—{Còn tiếp}—

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ DIỆU- ĐỀ 05

Câu 1. Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35oC cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20oC thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35oC hay 20oC đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình

A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen.

B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ.

C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường.

D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng.

Câu 2. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Bb. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lý thuyết thì tỷ lệ thể dị hợp (Bb) trong quần thể đó là

A. 1- (1/2)4.                          B. 1/4.                            C. (1/2)4.                        D. 1/8.

Câu 3. Một quần thể bò có 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB qui định lông vàng, Bb qui định lông lang trắng đen, bb qui định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là

A. B = 0,2; b = 0,8.              B. B = 0,6; b = 0,4.        C. B = 0,8; b = 0,2.        D. B = 0,4; b = 0,6.

Câu 4. ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là

A. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

B. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

C. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác.

D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?

A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.

B. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.

C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.

D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

Câu 6. Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n= 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

A. con đường tự đa bội hóa.                                       B. con đường sinh thái.

C. phương pháp lai tế bào.                                         D. con đường lai xa và đa bội hóa.

Câu 7. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là

A. cơ chế cách ly.                                                       B. quá trình giao phối.

C. quá trình đột biến.                                                  D. quá trình chọn lọc tự nhiên.

Câu 8. Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là

A. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly.

B. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.

D. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly.

Câu 9. Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

   II. Ở tâm thất cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

   III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tỉnh mạch.

   IV. Ở thú, huyết áp trong tỉnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

A. 1.                B. 4.                C. 3.                D. 2.

Câu 10. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

A. giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài.

B. loài – bộ – họ – chi – lớp – ngành – giới.

C. loài – chi- họ –  bộ –  lớp – ngành – giới.

D. loài –  chi – bộ – họ – lớp – ngành – giới.

ĐÁP ÁN

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 – 10

C

C

B

C

C

D

D

A

A

C

11 – 20

A

B

B

C

C

D

D

D

C

A

21 – 30

B

C

C

A

B

B

A

D

C

D

31 – 40

D

D

B

B

C

C

A

C

C

C

—{Còn tiếp}—

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2021-2022 – Trường THPT Nguyễn Thị Diệu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ