Các nước đông nam á và ấn độ giải quyết vấn đề ĐGNL


I. Đông Nam Á

– Diện tích: 4,5 triệu km^2, gồm 11 nước với dân số 528 triệu người (2000)

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

a, Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

– Trước CTTG II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).

– Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.

+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập

+ Miến Điện, Mã lai, Philíppin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.

– Ngay sau đó, thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn. 

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam

a, Thời kì đầu sau khi giành được độc lập

b, Từ những năm 60-70 trở đi

– Chiến lược kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.

– Nội dung:

+ Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài

+ Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu

+ Phát triển ngoại thương.

– Kết quả: bộ mặt kinh tế – xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn.

+ Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

+ Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 130 tỉ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch ngoại thương của các quốc gia và khu vực đang phát triển.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, Xingapo có tốc độ tăng trưởng 12% (1966 – 1973), đứng đầu 4 “con rồng” kinh tế châu Á.

+ Từ năm 1997 – 1998, trải qua khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái, chính trị không ổn định, sau vài năm khắc phục, các nước ASEAN vẫn tiếp tục phát triển.

II. Ấn Độ

1. Quá trình giành độc lập

2. Quá trình xây dựng và phát triển của Ấn Độ từ 1950 đến nay

a, Kinh tế

– Nông nghiệp: Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Đến năm 1995, Ấn Độ trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới.

– Công nghiệp: đạt nhiều thành tựu nổi bật.

+ Trong những năm 80: đứng hàng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

+ Chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa.

b, Khoa học – kĩ thuật

– Ấn Độ đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ:

+ Năm 1974: Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.

+ Năm 1975: phóng vệ tinh nhân tạo lên Trái Đất bằng tên lửa của mình.

+ Năm 2002: Ấn Độ đã có 7 vệ tinh nhân tạo hoạt động trong vũ trụ. 

– Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.

c, Chính sách đối ngoại

– Theo đuổi chính sách hòa bình trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

– Ngày 7-1-1972, Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ