Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong tam giác sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc với DF (Q ∈ DF). Khẳng định nào sau đây sai?


Câu hỏi:

Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong tam giác sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc với DF (Q ∈ DF). Khẳng định nào sau đây sai?

A. K thuộc đường trung trực của EF;

B. K thuộc đường trung trực của PQ;

C. DK là đường trung trực của EF;

D. DK không là đường trung trực của PQ.

Đáp án chính xác

Trả lời:

Đáp án đúng là: D
Cho tam giác DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong tam giác sao cho (ảnh 1)

Ta có KE = KF (giả thiết).
Do đó K thuộc đường trung trực của EF (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).
Suy ra đáp án A đúng.
Xét ∆DEK và ∆DFK, có:
DE = DF (∆DEF cân tại D).
KE = KF (giả thiết).
DK là cạnh chung.
Do đó ∆DEK = ∆DFK (cạnh – cạnh – cạnh).
Suy ra \[\widehat {{D_1}} = \widehat {{D_2}}\] (cặp góc tương ứng).
Xét ∆DPK và ∆DQK, có:
\[\widehat {DPK} = \widehat {DQK} = 90^\circ \].
DK là cạnh chung.
\[\widehat {{D_1}} = \widehat {{D_2}}\] (chứng minh trên).
Do đó ∆DPK = ∆DQK (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra DP = DQ và KP = KQ (các cặp cạnh tương ứng).
Khi đó D, K thuộc đường trung trực của PQ (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).
Suy ra DK là đường trung trực của PQ (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).
Do đó đáp án B đúng, D sai.
Ta có KE = KF (giả thiết) và DE = DF (∆DEF cân tại D).
Suy ra DK là đường trung trực của EF (tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng).
Do đó đáp án C đúng.
Vậy ta chọn đáp án D.

====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====

  1. Cho hình bên.

    Chọn kết luận sai.

    Câu hỏi:

    Cho hình bên.
    Cho hình bên. Chọn kết luận sai. A. A thuộc đường trung trực của MN; (ảnh 1)

    Chọn kết luận sai.

    A. A thuộc đường trung trực của MN;

    B. B thuộc đường trung trực của MN;

    C. AB là đường trung trực của MN;

    D. AB không là đường trung trực của MN.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án đúng là: D
    Ta có AM = AN (giả thiết).
    Suy ra A thuộc đường trung trực của MN (1).
    Do đó đáp án A đúng.
    ∆ABN có: \[\widehat {NAB} + \widehat {ABN} + \widehat {BNA} = 180^\circ \].
    Suy ra \[\widehat {NAB} = 180^\circ – \widehat {ABN} – \widehat {BNA} = 180^\circ – 42^\circ – 110^\circ = 28^\circ \].
    Xét ∆AMB và ∆ANB, có:
    AM = AN (giả thiết).
    AB là cạnh chung.
    \[\widehat {MAB} = \widehat {NAB} = 28^\circ \].
    Do đó ∆AMB = ∆ANB (cạnh – góc – cạnh).
    Suy ra MB = NB (cặp cạnh tương ứng).
    Do đó B thuộc đường trung trực của MN (2).
    Suy ra đáp án B đúng.
    Từ (1), (2), ta suy ra AB là đường trung trực của MN.
    Do đó đáp án C đúng, đáp án D sai.
    Vậy ta chọn đáp án D.

    ====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ