Đặc đểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 là: 


Câu hỏi:

Đặc đểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1930 là: 

A. cuộc đấu tranh giành quyền cai trị ở Việt Nam giữa thực dân Pháp và vương triều Nguyễn diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. 

B. sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam. 

C. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Đáp án chính xác

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tư sản, tiểu tư sản từng bước khẳng định vai trò lãnh đạo của họ.

Trả lời:

A loại vì lúc này thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược và bình định nước ta. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa và cai trị trực tiếp ở Việt Nam.
B loại vì kinh tế nước ta vẫn lạc hậu, kém phát triển; tình hình chính trị – xã hội không ổn định; cuộc đấu tranh trong phong trào yêu nước đang diễn ra theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.
C chọn vì giai đoạn 1919 – 1930 diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D loại vì tư sản và tiểu tư sản không nắm vai trò lãnh đạo cách mạng.
Chọn đáp án: C

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Phong trào vô sản hóa (1928) có tác dụng trực tiếp đối với việc: 

    Câu hỏi:

    Phong trào vô sản hóa (1928) có tác dụng trực tiếp đối với việc: 

    A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

    B. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. 

    Đáp án chính xác

    C. thúc đẩy phong trào đấu tranh của nông dân, trí thức tiểu tư sản. 

    D. đưa hội viên của tổ chức Thanh niên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để cùng sinh hoạt và lao động với công nhân. 

    Trả lời:

    Phong trào vô sản hóa (1928) có tác dụng trực tiếp đối với việc thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
    Chọn đáp án: B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Đâu không phải là nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam? 

    Câu hỏi:

    Đâu không phải là nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam? 

    A. Chưa đáp ứng được những yêu cầu lịch sử dân tộc. 

    B. Chưa lôi kéo được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. 

    C. Chưa giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. 

    D. Do các lực lượng cách mạng đã ngả hoàn toàn sang khuynh hướng vô sản

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam là:
    – Chưa đáp ứng được những yêu cầu lịch sử dân tộc.
    – Chưa lôi kéo được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
    – Chưa giải quyết được các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam.
    => phương án D không phải là nguyên nhân khiến khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản thất bại tại Việt Nam.
    Chọn đáp án: D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là đảng của lực lượng nào ở Việt Nam?

    Câu hỏi:

    Đảng Lập hiến ra đời năm 1923 là đảng của lực lượng nào ở Việt Nam?

    A. Nông dân ở Bắc Kì.

    B. Tiểu tư sản ở Trung Kì.

    C. Tư sản, địa chủ lớn ở Nam Kì.

    Đáp án chính xác

    D. Tư sản dân tộc ở Nam Kì.

    Trả lời:

    Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) đã lập ra Đảng Lập hiến (1923)
    Chọn đáp án: C

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

    Câu hỏi:

    Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

    A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đáp án chính xác

    B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi ” của Trường Chinh.

    C. Bản “Tuyên ngôn Độc lập ” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    D. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Trả lời:

    Trước những hành động khiêu khích của thực dân Pháp sau Hiệp định sơ bộ và Tạm ước, đặc biệt là việc Pháp gửi tối hậu thư (18-12-1946) thì trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa” => Tài liệu này lần đầu tiên khẳng định: sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng.
    Chọn đáp án: A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. “Hành lang Đông – Tây” được Pháp thiết lập trong kế hoạch Rơve (13-5-1949) gồm

    Câu hỏi:

    “Hành lang Đông – Tây” được Pháp thiết lập trong kế hoạch Rơve (13-5-1949) gồm

    A. Nam Định – Hà Nội – Tuyên Quang – Lạng Sơn

    B. Nam Định – Hà Nội – Hòa Bình – Lạng Sơn.

    C. Hải Phòng – Hà Nội – Tuyên Quang – Lai Châu. 

    D. Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Thực hiện kế hoạch Rơ-ve, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
    Chọn đáp án: D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ