Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lý Tự Trọng


  • Câu 1:

    Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”?

    • A.
      Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. 

    • B.
      Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. 

    • C.
      Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công địch.

    • D.
      Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 

  • Câu 2:

    Chyo biết đại hội đại biểu toàn Quốc lần III của Đảng họp ở đâu, vào thời gian nào?

    • A.
      Ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang) từ 11 đến 19 – 2 – 1955.

    • B.
      Ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 10 đến 19 – 5 – 1960. 

    • C.
      Ở Hà Nội từ ngày 5 đến 10 – 9 – 1960. 

    • D.
      Ở Hà Nội từ 6 đến 10 – 10 – 1960. 

  •  

  • Câu 3:

    Trên mặt trận quân sự, cho biết chiến thắng nào của quân dân ta mở ra khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt”?

    • A.
      Bình Giã (Bà Rịa). 

    • B.
      Ba Gia (Quảng Ngãi). 

    • C.
      Đồng Xoài (Biên Hoà). 

    • D.
      Ấp Bắc (Mĩ Tho). 

  • Câu 4:

    Chọn câu đúng. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là

    • A.
      đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. 

    • B.
      “Dùng người Việt đánh người Việt”. 

    • C.
      đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.

    • D.
      đưa cố vấn Mĩ ào ạt vào miền Nam. 

  • Câu 5:

    Cho biết chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là

    • A.
      ấp chiến lược. 

    • B.
      lực lượng quân đội ngụy. 

    • C.
      lực lượng cố vấn Mĩ. 

    • D.
      ấp chiến lược và lực lượng quân đội ngụy. 

  • Câu 6:

    Mĩ đề ra nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng được thể hiện trong kế hoạch nào sau đây?

  • Câu 7:

    Cho biết đại hội lần III của Đảng đã bầu ai làm Chủ tịch Đảng và Bí thư thứ nhất?

    • A.
      Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. 

    • B.
      Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. 

    • C.
      Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Võ Nguyên Giáp làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.

    • D.
      Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Đỗ Mười làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. 

  • Câu 8:

    Cho biết cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam?

    • A.
      Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (8 – 5 – 1963). 

    • B.
      Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn (11-6 -1963). 

    • C.
      Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (16 – 6 – 1963).

    • D.
      Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (01 – 11- 1963). 

  • Câu 9:

    Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hoà bình, sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Em hãy cho biết họ là giai cấp nào? 

    • A.
      Tư sản dân tộc.   

    • B.
      Tư sản mại bản. 

    • C.
      Địa chủ phong kiến.    

    • D.
      Tiểu tư sản. 

  • Câu 10:

    Chọn câu đúng. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là 

    • A.
      đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. 

    • B.
      đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. 

    • C.
      khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. 

    • D.
      đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. 

  • Câu 11:

    Nội dung nào dưới đây nằm trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? 

    • A.
      Được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. 

    • B.
      Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới. 

    • C.
      Đưa quân chư hầu của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.

    • D.
      Thực hiện Đông Dương hoá chiến tranh. 

  • Câu 12:

    Yếu tố nào sau đây được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

    • A.
      Quân đội ngụy. 

    • B.
      Chính quyền Sài Gòn. 

    • C.
      “Ấp chiến lược.” 

    • D.
      Đô thị (hậu cứ). 

  • Câu 13:

    Sự kiện nào đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”? 

    • A.
      Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966. 

    • B.
      Chiến thắng mùa khô 1966 – 1967. 

    • C.
      Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 

    • D.
      Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng. 

  • Câu 14:

    Cho biết điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là 

    • A.
      quân đội ngụy là lực lượng chủ lực. 

    • B.
      quân đội ngụy là một bộ phận của lực lượng chủ lực “tìm diệt”. 

    • C.
      vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần. 

    • D.
      hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa, trong khi đó viện trợ Mĩ giảm dần. 

  • Câu 15:

     Nhà máy thuỷ điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc nước ta là nhà máy nào?

    • A.
      nhà máy Thuỷ điện Thác Bà.

    • B.
      nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim. 

    • C.
      nhà máy Thuỷ điện Hòa Bình.

    • D.
      nhà máy Thuỷ điện I-a-li. 

  • Câu 16:

    Hiệp định Pari đã thừa nhận điều gì?

    • A.
      Trong thực tế miền Nam có hai chính quyền, ba quân đội, ba lực lượng chính trị, hai vùng kiểm soát. 

    • B.
      Trong thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng chính trị, ba vùng kiểm soát. 

    • C.
      Trong thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, ba lực lượng chính trị, hai vùng kiểm soát. 

    • D.
      Trong thực tế miền Nam có hai chính quyền, ba quân đội, ba lực lượng chính trị, ba vùng kiểm soát. 

  • Câu 17:

    Cho biết điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hoá chiến tranh”.

    • A.
      hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. 

    • B.
      có sự phối hợp về hỏa lực, không quân và hậu cần của Mĩ. 

    • C.
      dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.

    • D.
      quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu. 

  • Câu 18:

    Ngày 6 tháng 6 năm 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta? 

    • A.
      Phái đoàn ta do đồng chí Phạm Văn Đồng làn trưởng đoàn đến Hội nghị Pa-ri. 

    • B.
      Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. 

    • C.
      Mĩ mở rộng tấn công phá hoại miền Bắc lần thứ hai. 

    • D.
      Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời. 

  • Câu 19:

    Mở đầu cuộc tổng tiến công chiến lược vào năm 1972, quân ta tấn công vào 

    • A.
      Tây Nguyên.    

    • B.
      Đông Nam Bộ.

       

    • C.
      Nam Trung Bộ. 

    • D.
      Quảng Trị. 

  • Câu 20:

    Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì?

    • A.
      chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ. 

    • B.
      chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu và quân đội Sài Gòn cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ. 

    • C.
      chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ. 

    • D.
      chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ. 

  • Câu 21:

    Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào cho sau đây? 

    • A.
      Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho, ngày 02 – 01 – 1963).

    • B.
      Mùa khô 1965 – 1966. 

    • C.
      Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi, ngày 18 – 8 – 1965). 

    • D.
      Mùa khô 1966 – 1967. 

  • Câu 22:

    Cho biết nguyên nhân chủ yếu ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là

    • A.
      do so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô. 

    • B.
      do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Mĩ gặp nhiều khó khăn. 

    • C.
      do phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân thế giới lên cao. 

    • D.
      do tinh thần chiến đấu của binh lính Mĩ giảm sút. 

  • Câu 23:

    Lực lượng nào sau đây là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?  

    • A.
      Quân đội Mĩ. 

    • B.
      Quân đội Sài Gòn. 

    • C.
      Quân đội Mĩ và đồng minh. 

    • D.
      Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

  • Câu 24:

    Chọn câu đúng. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là 

    • A.
      buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc. 

    • B.
      đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 

    • C.
      đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia. 

    • D.
      buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. 

  • Câu 25:

    Chiến thắng Tây Nguyên có ý nghĩa gì?  

    • A.
      quyết định nhất cho cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

    • B.
      lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. 

    • C.
      quan trọng – mở ra thời kì quân ta thực hiện các cuộc Tiến công chiến lược giải phóng miền Nam. 

    • D.
      chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới – tiến hành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. 

  • Câu 26:

    Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở điểm nào?

    • A.
      Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn. 

    • B.
      Năm 1976, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

    • C.
      Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 

    • D.
      Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. 

  • Câu 27:

    Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 9 năm 1975 đã đề ra nhiệm vụ

    • A.
      hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. 

    • B.
      hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 

    • C.
      xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam.

    • D.
      hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. 

  • Câu 28:

    Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào sau đây? 

    • A.
      Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976). 

    • B.
      Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương (9-1975). 

    • C.
      Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975). 

    • D.
      Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976). 

  • Câu 29:

    Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, tình hình Nhà nước của nước ta như thế nào?

    • A.
      Mỗi miền tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. 

    • B.
      Nhà nước trong cả nước được thống nhất. 

    • C.
      Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền hai miền. 

    • D.
      Miền Bắc là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, miền Nam là Nhà nước tư bản chủ nghĩa. 

  • Câu 30:

    Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là 

    • A.
      khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế. 

    • B.
      ổn định tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam.

    • C.
      thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. 

    • D.
      mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. 

  • Câu 31:

    Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau năm 1975 có ý nghĩa gì?

    • A.
      đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. 

    • B.
      tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác. 

    • C.
      tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc.

    • D.
      là nguyện vọng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân. 

  • Câu 32:

    Em hãy cho biết điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế nước ta trước và sau thời điểm đổi mới. 

    • A.
      chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. 

    • B.
      chuyển từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế tập trung bao cấp. 

    • C.
      xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp hình thành nền kinh tế mới. 

    • D.
      xóa bỏ nền kinh tế thị trường hình thành nền kinh tế mới. 

  • Câu 33:

    Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25 tháng 4 năm 1976 có ý nghĩa gì?

    • A.
      Lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử được tổ chức trong cả nước. 

    • B.
      Kết quả thắng lợi của 30 năm chiến tranh giữ nước (1945-1975). 

    • C.
      Là một bước quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. 

    • D.
      Lần đầu tiên nhân dân cả nước thực hiện quyền của mình. 

  • Câu 34:

    Hãy cho biết ba chương trình kinh tế được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.

    • A.
      phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. 

    • B.
      phát triển kinh tế vườn – ao – chuồng. 

    • C.
      lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 

    • D.
      nông nghiệp – công nghiệp chế biến – xuất khẩu. 

  • Câu 35:

    Cho biết đâu là điểm chung trong quyết định của Quốc hội khóa VI và Quốc hội khóa I?

    • A.
      Thành lập chính phủ Liên Hiệp kháng chiến. 

    • B.
      Bầu Ban dự thảo Hiến pháp. 

    • C.
      Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

    • D.
      Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. 

  • Câu 36:

    Cho các dữ liệu sau:

    1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

    2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tổ chức tại Sài Gòn.

    3. Hội nghị lần thứ 24 của Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    Hãy sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian thể hiện quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    • A.
      3,1,2.  

    • B.
      2,1,3. 

    • C.
      2,3,1. 

    • D.
      3,2,1. 

  • Câu 37:

    Câu nào sau đây không phải âm mưu của Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

    • A.
      Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 

    • B.
      Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. 

    • C.
      Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền đất nước. 

    • D.
      Hỗ trợ cho mưu đồ chính trị – ngoại giao mới. 

  • Câu 38:

    Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự đông – xuân năm 1974 – 1975 là

    • A.
      chiến thắng Đường 9 – Nam Lào. 

    • B.
      đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân đội Sài Gòn. 

    • C.
      chiến dịch Đường 14 – Phước Long. 

    • D.
      chiến dịch Tây Nguyên. 

  • Câu 39:

    Quyết định đã cho nào sau đây của chính quyền Sài Gòn sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột?

    • A.
      Quyết tâm tử thủ Tây Nguyên. 

    • B.
      Chấp nhận bỏ Buôn Ma Thuột để bảo vệ các vùng còn lại của Tây Nguyên. 

    • C.
      Rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 

    • D.
      Chấp nhận rút bỏ vùng Bắc Tây Nguyên để về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ. 

  • Câu 40:

    Thái độ của Mĩ sau khi mất Phước Long ngày 6 tháng 1 năm 1975?

    • A.
      Phản ứng mạnh. 

    • B.
      Phản ứng mang tính chất thăm dò. 

    • C.
      Phản ứng yếu ớt. 

    • D.
      Không phản ứng gì. 



  • Link Hoc va de thi 2021

    Chuyển đến thanh công cụ