Câu 1:
Vì sao lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta?
-
A.
điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực -
B.
do thiếu lao động trong sản xuất lương thực -
C.
do phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng -
D.
nhằm đắp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu
Câu 2:
Đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với việc trồng loại cây gì?
-
A.
trồng cây công nghiệp -
B.
trồng cây rau, đậu -
C.
trồng lúa nước -
D.
trồng cây ăn quả
Câu 3:
Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc?
-
A.
đặc điểm độ cao địa hình và hướng của dãy núi -
B.
vị trí địa lí giáp với Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ -
C.
vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc -
D.
hướng nghiêng của địa hình từ tây bắc xuống đông nam
Câu 4:
Đặc trưng nào không phải của nền nông nghiệp hàng hóa?
-
A.
người sản xuất đặc biệt quan tâm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm -
B.
nông sản được sản xuất theo hướng đa canh -
C.
sản xuất chuyên canh một hoặc một số ít loại nông sản -
D.
sử dụng nhiều máy móc, vật tư, công nghệ mới
Câu 5:
Biển Đông có đặc điểm nào?
-
A.
Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa -
B.
Là một biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương -
C.
Phía đông và đông nam mở rộng ra đại dương -
D.
Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương
Câu 6:
Hậu quả nghiêm trọng nhất của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là gì?
-
A.
tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm -
B.
làm cho các vùng xuất cư thiếu hụt nguồn lao đông -
C.
làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở các vùng nhập cư -
D.
gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng nước ta
Câu 7:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng nào có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng trong những năm gần đây?
-
A.
cây lương thực -
B.
cây ăn quả -
C.
cây rau đậu -
D.
cây công nghiệp
Câu 8:
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh nào có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta?
-
A.
Nghệ An, Sơn La -
B.
Bắc Giang, Thanh Hóa -
C.
Thanh Hóa, Phú Thọ -
D.
Nghệ An, Lạng Sơn
Câu 9:
Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo những chiều nào?
-
A.
Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam và theo độ cao -
B.
Bắc – Nam, Đông Bắc – Tây nam và theo độ cao -
C.
Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao -
D.
Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc – Tây Nam
Câu 10:
Phần lãnh thổ có khí hậu lạnh vào mùa đông ở Đông Nam Á thuộc vùng nào sau đây?
-
A.
Bắc Mi-an-ma và bắc Việt Nam -
B.
Phi-lip-pin và Đông-ti-mo -
C.
Mi-an-ma và Việt Nam -
D.
Thái Lan và Lào
Câu 11:
Cho biểu đồ
TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 – 2015
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950-2015?
-
A.
Toàn thế giới và 2 nhóm nước đều giảm, nhóm nước phát triển giảm nhanh nhất -
B.
Các nước phát triển cao hơn và giảm chậm hơn các nước đang phát triển -
C.
Các nước phát triển thấp hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới -
D.
Các nước đang phát triển cao hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do đâu?
-
A.
khai thác quá mức -
B.
phát triển thủy điện -
C.
mở rộng đất trồng -
D.
các vụ cháy rừng
Câu 13:
Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên nào?
-
A.
dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét -
B.
nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy -
C.
thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô -
D.
dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô
Câu 14:
Vì sao vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm?
-
A.
gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất -
B.
Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át -
C.
Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc -
D.
frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục
Câu 15:
Điều kiện nào thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
-
A.
lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao -
B.
vốn đầu tư nhiều, cơ sở vật chất khá tốt -
C.
lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn -
D.
máy móc hiện đại, nguyên liệu phong phú
Câu 16:
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?
-
A.
Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm -
B.
Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng -
C.
Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu -
D.
Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu
Câu 17:
Chọn phát biểu nào đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay?
-
A.
Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu -
B.
Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP -
C.
Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh -
D.
Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc
Câu 18:
Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này có vị trí như thế nào?
-
A.
nằm gần xích đạo, chịu Ấnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc -
B.
nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc -
C.
nằm gần biển, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam -
D.
nằm gần chí tuyến, không chịu Ấnh hưởng của gió phơn Tây Nam
Câu 19:
So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc?
-
A.
đến muộn và kết thúc muộn hơn -
B.
đến sớm và kết thúc muộn hơn -
C.
đến muộn và kết thúc sớm hơn -
D.
đến sớm và kết thúc sớm hơn
Câu 20:
Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là vì sao?
-
A.
mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội -
B.
thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật -
C.
môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng -
D.
khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn
Câu 21:
Cho đoạn thơ:
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng”
(Trích: Gửi nắng cho em – Bùi Văn Dung)
Đoạn thơ trên thể hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo
-
A.
mùa -
B.
độ cao -
C.
Bắc – Nam -
D.
Đông – Tây
Câu 22:
Cho đoạn thơ:
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” (Trích: Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây?
-
A.
Mưa ngâu -
B.
Mưa phùn -
C.
Mưa đá -
D.
Mưa rào
Câu 23:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các hệ thống sông nào sau đây có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?
-
A.
Sông Mê Công, sông Mã, sông Đà Rằng -
B.
Sông Hồng, sông Kì Cùng – Bằng Giang, sông Trà Khúc -
C.
Sông Cả, sông Thái Bình, sông Đồng Nai -
D.
Sông Thái Bình, sông Đà Rằng, sông Thu Bồn
Câu 24:
Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do nguyên nhân chủ yếu nào?
-
A.
Có nhiều nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển -
B.
Được bồi lấp trên những vịnh biển nông, thềm lục địa rộng -
C.
Tác động của các nhân tố ngoại lực như gió, mưa, nước chảy …. -
D.
Các sông nhỏ, ngắn, dốc; tiếp giáp vùng biển nông
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc nước ta phổ biến là bao nhiêu?
-
A.
trên 250C -
B.
trên 24°C -
C.
dưới 18°C -
D.
từ 20°C-24°C
Câu 26:
Ở đồng bằng sông Hồng, nơi vẫn được bồi tụ phù sa hàng năm là gì?
Câu 27:
Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do đâu?
-
A.
địa hình nhiều đồi núi -
B.
ảnh hưởng của biển -
C.
gió mùa mùa đông -
D.
địa hình nhiều đồi núi và gió mùa đông bắc
Câu 28:
Ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc tới đặc điểm sông ngòi của khu vực này là gì?
-
A.
Chế độ nước phân hóa theo mùa -
B.
Quy định hướng sông là Tây Bắc – Đông Nam -
C.
Hệ thống sông ngòi dày đặc -
D.
Quy định hướng sông là Tây – Đông
Câu 29:
Nhận định nào không đúng khi nói vê ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt nước ta?
-
A.
Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước ta bị hạ thấp -
B.
Gió mùa mùa đông làm cho biên độ nhiệt nước ta lớn và có xu hướng giảm dần từ Nam ra Bắc -
C.
Gió mùa mùa đông làm cho nên nhiệt độ nước giảm dần từ nam ra Bắc -
D.
Gió mùa mùa đông làm cho chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa phức tạp theo không gian
Câu 30:
Lãnh thổ Việt Nam là nơi có khí hậu ra sao?
-
A.
gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm -
B.
giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa -
C.
gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm -
D.
các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng
Câu 31:
Sự khác biệt vê thiên nhiên giữa hai vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta là do đâu?
-
A.
hướng các dãy núi và vị trí địa lí -
B.
hướng các dãy núi -
C.
gió mùa và hướng các dãy núi -
D.
gió mùa và vị trí địa lí
Câu 32:
Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam được bảo toàn do đâu?
-
A.
địa hình chủ yếu là đồi núi thấp -
B.
địa hình nhiêu đồi núi -
C.
hệ thống đồi núi có sự phân bậc rõ ràng -
D.
hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu
Câu 33:
Vùng Cooc-đi-e (vùng phía Tây phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ) có khoáng sản gì là chủ yếu?
-
A.
Chì, đồng và Bôxit -
B.
Vàng, đồng, Bôxit và kim cương -
C.
Vàng, đồng, Bôxit -
D.
Vàng, đồng, Bôxit và chì
Câu 34:
Thành phố nào của Trung Quốc có dân số trên 8 triệu người vào năm 2005?
-
A.
Cáp Nhĩ Tân -
B.
Vũ Hán -
C.
Thiên Tân -
D.
Bắc Kinh
Câu 35:
So với các nước cùng vĩ độ với Việt Nam như: Tây Á, Đông Phi, Tây Phi. Thiên nhiên nước ta khác hẳn là do nguyên nhân chính nào?
-
A.
ảnh hưởng của biển Đông -
B.
hình dạng kéo dài, hẹp ngang của lãnh thổ -
C.
Việt Nam nằm trong khu vực Nhiệt đới gió mùa -
D.
địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi
Câu 36:
Thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do đâu?
-
A.
có sự điều tiết dòng chảy của các hồ thủy điện lớn -
B.
có thời tiết lạnh và mưa phùn vào cuối đông -
C.
có nguồn nước ngầm phong phú -
D.
có mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn
Câu 37:
Khu vực trong đê của vùng Đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp phù sa hàng năm vì sao?
-
A.
có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa -
B.
mạng lưới sông ngòi dày đặc vào mùa lũ phù sa theo dòng chảy của sông ra biển -
C.
mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng lượng phù sa ít -
D.
không có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên phù sa theo dòng chảy của sông ra biển
Câu 38:
Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng ra sao?
-
A.
mạnh hơn -
B.
chậm dần -
C.
tăng dần -
D.
biến động
Câu 39:
Giải pháp tốt nhất trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là gì?
-
A.
có chiến lược sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên -
B.
sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên -
C.
cần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên -
D.
đầu tư công nghệ khai thác hiện đại
Câu 40:
Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do đâu?
-
A.
trang thiết bị phục vụ hoạt động khai thác thủy sản ngày càng hiện đại -
B.
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ít được chú trọng đầu tư hơn -
C.
đã chiếm lĩnh được các thị trường tiềm năng, đem lại hiệu quả kinh tế cao -
D.
nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đang được chú trọng khai thác