Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn GDCD năm 2022-2023 Trường THPT Trần Hưng Đạo


  • Câu 1:

    Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với:

    • A.
      đạo đức.

    • B.
      chính trị.

    • C.
      văn hóa.

    • D.
      kinh tế.

  • Câu 2:

    Trong các phương tiện mà nhà nước dùng để quản lý xã hội thì phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xã hội là:

    • A.
      kế hoạch.

    • B.
      tổ chức.

    • C.
      pháp luật.

    • D.
      giáo dục.

  •  

  • Câu 3:

    Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có thể lựa chọn việc làm hoặc không làm?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Sử dụng pháp luật.

    • C.
      Áp dụng pháp luật.

    • D.
      Thi hành pháp luật.

  • Câu 4:

    Theo quy định của pháp luật, quyền của công dân không tách rời:

    • A.
      trách nhiệm của công dân.

    • B.
      nghĩa vụ của công dân.

    • C.
      lợi ích của công dân.

    • D.
      quyền lợi của công dân.

  • Câu 5:

    Đâu không phải là mục đích của cạnh tranh?

    • A.
      Giành nguồn nguyên liệu.

    • B.
      Giành ưu thế về khoa học.

    • C.
      Giành thị trường.

    • D.
      Giành thành tích.

  • Câu 6:

    Một trong những nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là nâng cao:

    • A.
      dân trí.

    • B.
      việc học.

    • C.
      trình độ.

    • D.
      hiểu biết

  • Câu 7:

    Nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là bình đẳng giữa những ai?

  • Câu 8:

    Giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền gì?

    • A.
      bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

    • B.
      được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

    • C.
      được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

    • D.
      bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

  • Câu 9:

    Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền gì?

    • A.
      bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

    • B.
      được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

    • C.
      được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

    • D.
      tự do về thân thể của công dân.

  • Câu 10:

    Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

    • A.
      Bất kỳ ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác nếu có chứng cứ người đó phạm tội.

    • B.
      Cơ quan điều tra khám xét chỗ ở của công dân.

    • C.
      Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên.

    • D.
      Công an khám nhà của công dân khi có lệnh của tòa án.

  • Câu 11:

    Quyền công dân tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước là gì?

    • A.
      quyền tự do ngôn luận.

    • B.
      quyền tự do báo chí.

    • C.
      quyền tự do bầu cử.

    • D.
      quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước.

  • Câu 12:

    Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng kiến,…là quyền gì?

    • A.
      sáng tạo.

    • B.
      được tự do thông tin.

    • C.
      tự do ngôn luận, tự do báo chí.

    • D.
      phát triển.

  • Câu 13:

    Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển:

    • A.
      kĩ năng.

    • B.
      trí tuệ.

    • C.
      tư duy.

    • D.
      tài năng.

  • Câu 14:

    “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi công dân đều có cơ hội học tập” là ý nghĩa quyền nào dưới đây?

    • A.
      Công dân.

    • B.
      Phát triển.

    • C.
      Học tập.

    • D.
      Sáng tạo.

  • Câu 15:

    Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu như thế nào?

    • A.
      Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.

    • B.
      Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.

    • C.
      Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ.

    • D.
      Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.

  • Câu 16:

    Bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là nội dung cơ bản của phát luật về lĩnh vực nào?

  • Câu 17:

    A là học sinh lớp 11. Vì chơi với bạn bè xấu nên A đã tham gia cướp tài sản của người đi đường để lấy tiền chơi game. Việc cướp tài sản của A là vi phạm:

  • Câu 18:

    Đâu không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hoá?

    • A.
      Sản phẩm do lao động tạo ra.

    • B.
      Có công dụng nhất định để thoả mãn nhu cầu con người.

    • C.
      Được đem ra trao đổi mua, bán.

    • D.
      Được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận.

  • Câu 19:

    Ở nước ta hiện nay, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa nhưng phải gắn với quá trình hiện đại hóa. Nguyên nhân là do quá trình công nghiệp hóa của nước ta diễn ra:

    • A.
      sớm.

    • B.
      muộn.

    • C.
      rất muộn.

    • D.
      vừa phải.

  • Câu 20:

    Một trong các chức năng quan trọng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đảm bảo:

    • A.
      hạnh phúc.

    • B.
      dân chủ.

    • C.
      an toàn.

    • D.
      chủ quyền.

  • Câu 21:

    Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình là quyền bình đẳng của công dân về điều gì?

  • Câu 22:

    Trong gia đình A, mọi thành viên đều được đưa ra ý kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó mà gia đình quan tâm. Bố mẹ A rất lắng nghe ý kiến của các con và tôn trọng các ý kiến đó nếu phù hợp. Việc tôn trọng ý kiến của nhau trong gia đình A chính là biểu hiện của: 

    • A.
      sự tôn trọng lẫn nhau.

    • B.
      sự bình đẳng giữa các thành viên.

    • C.
      sự yêu thương lẫn nhau.

    • D.
      bình đẳng trong gia đình.

  • Câu 23:

    Quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện hiệu quả quyền công dân của mình là một nội dung thuộc:

    • A.
      ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.

    • B.
      nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.

    • C.
      khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.

    • D.
      bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

  • Câu 24:

    Một số nội dung của pháp luật về phát triển kinh tế chính là cho phép công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng đồng thời cũng yêu cầu công dân phải thực hiện:

    • A.
      kinh doanh đúng luật.

    • B.
      kinh doanh phải hiệu quả.

    • C.
      các quy luật của thị trường.

    • D.
      nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.

  • Câu 25:

    Nhà trường ra quyết định đình chỉ học của học sinh do vi phạm kỷ luật. Trong trường hợp này nhà trường đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

    • A.
      Tuân thủ pháp luật.

    • B.
      Sử dụng pháp luật.

    • C.
      Áp dụng pháp luật.

    • D.
      Thi hành pháp luật.

  • Câu 26:

    Nước ta chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển:

    • A.
       nhanh.

    • B.
      thần tốc.

    • C.
      hiệu quả.

    • D.
      bền vững.

  • Câu 27:

    Khi thấy công ty B đưa ra sản phẩm giống y chang sản phẩm của công ty mình thì công ty A nên làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?

    • A.
      Gặp giám đốc công ty B và khuyên không nên làm thế.

    • B.
      Tố cáo với cơ quan chức năng.

    • C.
      Thuê người đến cổng công ty B chửi bới.

    • D.
      Mặc kệ công ty B.

  • Câu 28:

    Là người muốn mua một chiếc điện thoại thông minh để phục vụ cho nhu cầu cá nhân của mình thì em nên mua điện thoại ở trong điều kiện nào sao cho có lợi nhất?

    • A.
      Cung bằng cầu.

    • B.
      Cung lớn hơn cầu.

    • C.
      Cung nhỏ hơn cầu.

    • D.
      Cung nhỏ hơn cầu nhiều.

  • Câu 29:

    Chủ Nghĩa Xã Hội mà chúng ta đã và đang xây dựng với 8 đặc trưng là một chế độ xã hội mà em thấy cần phải:

    • A.
      lên án.

    • B.
      tẩy chay.

    • C.
      chấp nhận.

    • D.
      tin tưởng.

  • Câu 30:

    Bố mẹ của A sinh được hai cô con gái. Bố A bắt mẹ A phải sinh thêm con trai để nối dõi tông đường. Nếu trong hoàn cảnh của A thì em sẽ chọn giải pháp nào sau đây để thay đổi quan điểm của bố mình?

  • Câu 31:

    Là người yêu động vật và có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, em nên tham gia câu lạc bộ nào để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường?

    • A.
      Tiếp sức mùa thi.

    • B.
      Ngày chủ nhật đỏ.

    • C.
      Nhặt rác Hồ Gươm.

    • D.
      Bảo vệ động vật hoang dã.

  • Câu 32:

    Giải thưởng SAO VÀNG ĐẤT VIỆT được tổ chức nhằm vinh danh các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và xã hội. Việc vinh danh này chỉ áp dụng cho một số doanh nghiệp chứ không phải tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Đây chính là biểu hiện bình đẳng trong:

    • A.
      kinh tế.

    • B.
      lao động.

    • C.
      kinh doanh.

    • D.
      sản xuất.

  • Câu 33:

    Do mâu thuẫn nên một nhóm thanh niên đã tự tiện xông vào nhà ông B vì cho rằng một người đánh nhau với họ chạy vào nhà ông. Ông B khẳng định không có ai chạy vào nhà nhưng nhóm thanh niên kia không tin cứ xông vào nhà ông. Trong trường hợp này ông B nên chọn cách hành xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

    • A.
      Kêu lên để hàng xóm can thiệp.

    • B.
      Gọi gia đình lại và đánh nhau.

    • C.
      Mặc kệ cho khám nhà.

    • D.
      Kêu lên để hàng xóm can thiệp và gọi công an tới.

  • Câu 34:

    Khi thông tin về thuê bao di động của mình bị lộ và một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng điều đó để trục lợi và gây phiền nhiễu tới cuộc sống của mình thì công dân có thể làm gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật?

    • A.
      Tố cáo với công an.

    • B.
      Khiếu nại với nhà cung cấp dịch vụ mạng.

    • C.
      Thay sim khác.

    • D.
      Tố cáo với nhà mạng.

  • Câu 35:

    Nhờ người khác bầu cử giúp mình là vi phạm: 

  • Câu 36:

    Cuộc thi sáng tạo khoa học trẻ cho đối tượng học sinh cấp 3 trên cả nước nhằm mục đính tạo điều kiện cho các em được hưởng quyền nào dưới đây?

  • Câu 37:

    Anh B tham gia giao thông và đã vượt đèn đỏ. Cảnh sát giao thông đã ra hiệu lệnh dừng xe anh B nhưng anh B không dừng lại và cố tình đâm thẳng vào đồng chí cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ dẫn đến đồng chí cảnh sát giao thông tử vong. Trong trường hợp này anh B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

    • A.
      Hình sự.

    • B.
      Hành chính.

    • C.
      Dân sự.

    • D.
      Kỷ luật.

  • Câu 38:

    Nhận thấy việc bầu cử Đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp có nhiều điểm không hợp lý và không khoa học nên ông A đã viết tâm thư gửi tới bà Chủ tịch Quốc hội, đề đạt một số giải pháp để quá trình bầu cử đúng luật, công bằng, chọn được người có đức có tài cho đất nước. Ông A đã sử dụng quyền nào của công dân? 

    • A.
      Quyền bầu cử và ứng cử.

    • B.
      Quyền tự do ngôn luận.

    • C.
      Quyền khiếu nại.

    • D.
      Quyền tham gia quản lý nhà nước.

  • Câu 39:

    Khi bắt được hai thanh niên trộm chó của làng mình thì cả làng X đã đánh cho một trận, sau đó giam vào một chỗ kín hơn 1 ngày và yêu cầu gia đình hai kẻ trộm chó phải mang 10 triệu đồng rồi mới thả cho về. Hành động bắt giam người của làng X đã vi phạm quyền: 

     

    • A.
      Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

    • B.
      Bất khả xâm phạm về thân thể.

    • C.
      Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

    • D.
      Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

  • Câu 40:

    Khi một bạn nam trong lớp đã đưa cho bạn nữ xem những hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy và có những câu nói và hành động thô tục, đụng chạm đến người bạn nữ. Nếu là bạn của bạn nữ đó em sẽ làm gì để bảo vệ bạn nhưng không vi phạm pháp luật?

    • A.
      Chửi thẳng vào mặt nam đó.

    • B.
      Khiếu nại lên hiệu trưởng.

    • C.
      Tố cáo với hiệu trưởng.

    • D.
      Nhờ người đánh cho bạn nam kia một trận.



  • Link Hoc va de thi 2021

    Chuyển đến thanh công cụ