Điều kiện lịch sử nào là thuận lợi nhất để Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?


Câu hỏi:

Điều kiện lịch sử nào là thuận lợi nhất để Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Quân đội Sài Gòn không còn nhận được sự hỗ trợ của hệ thống cố vấn Mĩ.

B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng, nhất là sau chiến thắng Phước Long.

Đáp án chính xác

C. Khả năng chi viện to lớn của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

D. Đế quốc Mĩ cắt giảm viện trợ kinh tế – quân sự cho chính quyền Sài Gòn

Trả lời:

Đáp án B

Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 – đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là: so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng:
Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam có sự thay đổi căn bản:
* Lực lượng phản cách mạng:
– Quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã rút về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa. – Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn giảm đáng kể:
+ Trong những năm 1973 – 1974, Mĩ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 1026 triệu đôla.
+ Trong những năm 1974 – 1975, viện trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn chỉ còn 701 triệu đô la.
* Lực lượng cách mạng:
– Vùng giải phóng được mở rộng.
– Chính quyền cách mạng từ Trung ương đến hầu hết các cơ sở làng, xã được củng cố.
– Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng lớn mạnh, hùng hậu.
– Công tác khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa – giáo dục của nhân dân miền Nam tại các vùng giải phóng được đẩy mạnh.
 Thế và lực của lực lượng cách mạng tại miền Nam Việt Nam được tăng cường.
– Nội dung các đáp án B, c, D không phù hợp, vì:
+ Trong những năm 1954 – 1975, nhân dân miền Bắc Việt Nam mới đang ở giai đoạn quá độ, xây dựng những cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Mĩ vẫn giữa lại ở miền Nam Việt Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự và tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

    Câu hỏi:

    Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

    A. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

    B. Sự cạnh tranh và nguy cơ tụt hậu.

    C. Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền dân tộc.

    D. Khó khăn trong vấn đề nâng cao dân trí

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D

    Đáp án D không phản ánh đúng thách thức khi Việt Nam hội nhập với thế giới. Vì mở cửa hội nhập là cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm giáo dục để nâng cao trình độ dân trí.
    – Mở cửa hội nhập, tham gia vào sân chơi quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức:
    + Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập có thể làm cho Việt Nam đánh mất bản sắc dân tộc, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm. Ví dụ: sự xâm nhập của các trào lưu, yếu tố văn hóa bên ngoài dễ làm phai nhạt đi bản sắc văn hóa dân tộc,…
    + Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn trên thế giới và nếu Việt Nam thất bại trong cuộc cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Từ đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới so với trước đó?

    Câu hỏi:

    Từ đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới so với trước đó?

    A. Việt Nam thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi.

    B. Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

    Đáp án chính xác

    C. Việt Nam đã giành được quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    D. Hậu phương kháng chiến đã phát triển về mọi mặt, cung cấp đủ sức người, sức của cho các mặt trận.

    Trả lời:

    Đáp án B

    Từ tháng 1/1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Do đó, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có thể tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đây là điểm mới của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ đầu năm 1950 so với giai đoạn trước.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?

    Câu hỏi:

    Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?

    A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Đáp án chính xác

    B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

    C. Việt Nam độc lập đồng minh.

    D. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

    Trả lời:

    Đáp án A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    Câu hỏi:

    Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    A. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

    Đáp án chính xác

    B. Mâu thuẫn Xô – Mĩ từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai chưa được giải quyết.

    C. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu, theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa xã hội đến cùng.

    D. Liên Xô cùng các nước Đông Âu theo đuổi mục tiêu chống tư bản chủ nghĩa đến cùng.

    Trả lời:

    Đáp án A

    Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
    + Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
    + Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

    Câu hỏi:

    Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

    A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.

    B. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.

    C. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.

    D. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ