I. Đặc điểm
a. Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp
* Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm
– Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
– Thế kỉ VI: Thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐN, Phố Hiến.
– Thời Pháp thuộc: Đô thị quy mô nhỏ. Chức năng hành chính, quân sự.
– Từ 1945 – 1954: Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm.
– Từ 1954 – 1975:
+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.
+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
– Từ 1975 đến nay: Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
* Trình độ đô thị hóa thấp:
– Quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.
– Tỉ lệ dân đô thị thấp.
– Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng
– Từ 19,5% (Năm 1990) tăng lên 26,9% (Năm 2005).
– Tỉ lệ dân thành thị Còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
– Đô thị phân bố không đều giữa các vùng
Bảng. Phân bố đô thị và số dân đô thị các vùng năm 2006
II. Mạng lưới đô thị và ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế-xã hội
2. Mạng lưới đô thị
– Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
– Nếu căn cứ vào cấp quản lý nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
– Tích cực:
+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các vùng.
+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng,…. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển.
+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
– Tiêu cực: Đô thị hóa dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ An ninh trật tự xã hội, việc làm…