Câu hỏi:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ việc
A. kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, tồn tại song song với kinh tế phong kiến
B. cơ cấu xã hội Việt Nam có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc
C. phong trào yêu nước vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến
Đáp án chính xác
D. kinh tế Việt Nam phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, lệ thuộc vào Pháp
Trả lời:
Đáp án C♦ Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: sau thất bại của phong trào cần vương (1885 – 1896) ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến trong phong trào yêu nước đã phai nhạt. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, đặc điểm bao trùm trong phong trào yêu nước Việt Nam là có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng cứu nước: dân chủ tư sản và vô sản.♦ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 – 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam:♦ Tác động về mặt kinh tế:- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.- Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối (giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng kinh tế).- Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Việt Nam vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Việt Nam vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.* Tác động về mặt xã hội:- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc:+ Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng; bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.+ Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sức cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng → trở thành đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.+ Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.+ Giai cấp nông dân: bị áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.+ Giai cấp công nhân: có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.- Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====