Giải Bài 9.19 Trang 88 SGK Toán 10 Kết Nối Tri Thức Tập 2


Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất đề:

a) Tổng số chấm trên hai con xúc xắc bằng 8;

b) Tồng số chấm trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 8 .

Phương pháp giải

– Tính (n(Omega )) 

– Gọi Biến cố A: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc bằng 8”. Tính số kết quả thuận lợi với A

– Gọi Biến cố B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 8”.

+ Tính số chấm xúc xắc thứ hai khi số chấm của xúc xắc thứ nhất lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6

Lời giải chi tiết

Gieo hai con xúc xắc nên số kết quả có thể xảy ra là: 6.6 = 36, hay (n(Omega )) = 36.

a) Biến cố A: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc bằng 8”.

Có 8 = 2 + 6 = 3 + 5 = 4 + 4. Nên số kết quả thuận lợi với A là: 5.

P(A) = (frac{5}{36}).

b) Biến cố B: “Tổng số chấm trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 8”.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 1 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1 đến 6: có 6 cách.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 2 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1 đến 5: có 5 cách.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 3 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1 đến 4: có 4 cách.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 4 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1 đến 3: có 3 cách.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 5 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1 đến 2: có 2 cách.

+ Nếu số chấm của xúc xắc thứ nhất là 6 thì số chấm xúc xắc thứ hai có thể từ 1: có 1 cách.

=> Số cách là: 6+5+4+3+2+1 = 21 cách, hay n(B) = 21.

=> P(B) = (frac{21}{36}=frac{7}{12}). 



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ