1. Giải bài 1 trang 60 Tập bản đồ Địa lí 12
Từ số liệu ở bảng 34 của bài 34 trong SGK Địa lí 12, em hãy:
Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ số đã cho trong bảng 34 và điền tiếp vào bảng dưới đây.
Tốc độ tăng trưởng các chỉ số của đồng bằng sông Hồng và của cả nước (%)
* So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số nêu trên giữa đồng bằng sông Hồng với cả nước.
* Làm rõ mối quan hệ giữa dân sô và sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
Phương pháp giải
– Để hoàn thành bảng số liệu ta sử dụng công thức:
Tốc độ tăng trưởng năm 2005 = (Giá trị năm 2005)/(Giá trị năm 1995).100%
– Từ số liệu đã xử lí để so sánh: về tốc độ tăng dân số, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực, bình quân lương thực có hạt
– Để làm rõ mối quan hệ giữa dân sô và sản xuất lương thực cần nắm: Dân số đông nên dù sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực/người vẫn thấp
Hướng dẫn giải
– Hoàn thành bảng
Tốc độ tăng trưởng các chỉ số của đồng bằng sông Hồng và của cả nước (%)
– So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số nêu trên giữa đồng bằng sông Hồng với cả nước.
+ Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng dân số là 111,7%, thấp hơn cả nước (115,4%)
+ Tốc độ tăng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của đồng bằng sông Hồng rất thấp, chỉ đạt 109,3% trong khi cả nước là 114,4%.
+ Sản lượng lương thực tăng chậm hơn so với cả nước (122,1%
+ Bình quân lương thực có hạt cũng tăng chậm hơn cả nước (109,4%
– Làm rõ mối quan hệ giữa dân số và sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân số lớn của cả nước, chiếm tới 21,7% (năm 2005). Tốc độ tăng dân số khá nhanh so với cả nước (năm 2005 là 111,7%).
+ Tuy nhiên, các chỉ số về sản xuất lương thực của vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1995 – 2005. Nguyên nhân là do sức ép của dân số, các thiên tai như bão, lũ, hạn hán,…
+ Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nên dù sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực/người vẫn thấp.
2. Giải bài 2 trang 61 Tập bản đồ Địa lí 12
Cho bảng số liệu, hãy tính và điền tiếp bảng sau:
Dân số và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 2008
Tính sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người của từng tỉnh, thành phố trong vùng năm 2008 (điền số liệu đã tính vào cột trống trong bảng trên).
Nhận xét sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người giữa các tỉnh, thành phố.
Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam mà bình quân lúa theo đầu người của vùng lại thấp hơn nhiều so với mức trung của cả nước.
Phương pháp giải
– Để tính sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người, ta sử dụng công thức:
Bình quân theo đầu người = (Sản lượng lúa)/(Dân số)
– Từ số liệu đã hoàn thành để nhận xét: sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều
– Để giải thích câu trên cần dựa vào mật độ dân số cao nhất cả nước, gây sức ép lớn đối với lương thực
Hướng dẫn giải
– Tính sản lượng lúa bình quân theo đầu người:
– Nhận xét: Quan sát bảng số liệu ta thấy, sản lượng lúa cả năm bình quân theo đầu người giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều.
+ Có một số tỉnh đạt sản lượng bình quân cao hơn cả nước như Thái Bình (620), Hà Nam (529), Nam Định (509), Ninh Bình (521)
+ Một số tỉnh có sản lượng bình quân thấp hơn nhiều so với cả nước như Hà Nội (185), Hải Phòng (261)…
+ Thái Bình là tỉnh có sản lượng lúa bình quân theo đầu người cao nhất ở nước ta đạt 620 kg
– Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam mà bình quân lúa theo đầu người của vùng lại thấp hơn nhiều so với mức trung của cả nước vì:
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước với 1179 người/km2. Đây chính là gây sức ép lớn đối với lương thực của vùng khiến sản lượng lúa của vùng lớn thứ hai nước ta nhưng sản lượng lúa bình quân lại thấp.
========***======== lop12.com ====