Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương còn có những mặt hạn chế. Điều này xuất phát từ việc đồng chí Trần Phú


Câu hỏi:

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương còn có những mặt hạn chế. Điều này xuất phát từ việc đồng chí Trần Phú

A. chưa xác định được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương.

B. chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng “tả khuynh” trong Quốc tế Cộng sản.

Đáp án chính xác

C. không có điều kiện trải nghiệm, tham gia vào thực tiễn cách mạng.

D. chưa được học tập, trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.

Trả lời:

Đáp án B
♦ Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương còn có những mặt hạn chế, như: chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Điều này xuất phát từ việc đồng chí Trần Phú chịu ảnh hưởng từ khuynh hướng “tả khuynh” trong Quốc tế Cộng sản (coi trọng nhiệm vụ giải phóng giai cấp hơn giải phóng dân tộc).
♦ Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
– Nội dung Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định được những mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội Đông Dương là: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
– Đồng chí Trần Phú ngay từ sớm đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng:
+ Năm 1922, sau thi đỗ đầu kỳ thi Thành Chung do Trường Quốc học Huế tổ chức, Trần Phú được bổ nhiệm dạy học tại Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, Thành phố Vinh. Trong quá trình dạy học, ông có dịp gần gũi với công nhân và nông dân, nhiệt tình truyền đạt kiến thức văn hóa, giác ngộ tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho những người lao động. Một thời gian sau đó, Trần Phú thôi nghề dạy học, tập trung cho hoạt động cách mạng.
+ Năm 1925, Trần Phú tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức Hội Phục Việt. Khi bị bọn mật thám phát hiện, những người lãnh đạo Hội quyết định đổi tên thành Hội Hưng Nam, sau đó lại đổi tên thành Việt Nam Cách mạng Đảng, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.
+ Tháng 6/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Được tin, Ban lãnh đạo Hội Hưng Nam cử Trần Phú sang gặp các đồng chí trong tổ chức này để đề nghị hợp nhất hai tổ chức. Trong thời gian này, Trần Phú được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, đào tạo về lý luận chính trị và kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
+ Tháng 9/1925, Trần Phú được cử sang Lào để vận động cách mạng. Thời gian hoạt động ở Lào, ông đã đi sâu tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của công nhân, nông dân, giác ngộ cách mạng cho họ và bước đầu tự rèn luyện lập trường, ý thức giai cấp công nhân cho mình.
+ Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, Trần Phú trở về nước hoạt động cách mạng. Tới tháng 10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời củạ Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư.
– Trong quá trình hoạt động cách mạng, Trần Phú đã được tham gia vào các lóp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, học tập chính trị tại Đại học Phương Đông (Nga)  ông đã được trang bị đầy đủ về lí luận cách mạng giải phóng dận tộc, chủ nghĩa Mác – Lênin.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có tương đồng là

    Câu hỏi:

    Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có tương đồng là

    A. qui mô hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.

    B. tổ chức lực lượng nghĩa quân thành 15 quân thứ.

    C. xây dựng căn cứ chính ở vùng đồng bằng Bắc Kì.

    D. có sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến yêu nước.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) và khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) có tương đồng là: có sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến yêu nước, như: Nguyên Thiện Thuật (khởi nghĩa Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (khởi nghĩa Hương Khê).
    – Nội dung đáp án A, B là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896):
    + Nghĩa quân Hương Khê có qui mô hoạt động rộng lớn – khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì là: Thanh Hóa, Nghê An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
    + Về tổ chức lực lượng, nghĩa quân Hương Khê có 15 quân thứ, phân bố tại: Hà Tĩnh – 10 quân thứ, Nghệ An – 2 quân thứ, Quảng Bình – 2 quân thứ và 1 quân thứ tại Thanh Hóa. Các quân thứ này được xây dựng trên cơ sở các đơn vị hành chính, thường là huyện, có khi là xã và lấy tên nơi đó để gọi. Ví dụ: Khê thứ (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), Can thứ (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh),…
    – Nội dung đáp án C là đặc điểm của khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892): căn cứ chính của nghĩa quân Bãi Sậy là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên (thuộc vùng đồng bằng Bắc Kì).

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong năm 1945 là gì?

    Câu hỏi:

    Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong năm 1945 là gì?

    A. Tiến hành chóng chế độ diệt chủng Khơrne đỏ.

    B. Lật đổ ách thống trị của Pháp, tuyên bố độc lập.

    C. Thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập.

    D. Chưa giành được chính quyền từ phát xít Nhật.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phát xít Nhật trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Chớp cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Ở Lào, các bộ tộc đã nổi dậy giành chính quyền từ ngày 23/8/1945 và tuyên bố độc lập ngày 12/10/1945.
    – Trong khi đó, Campuchia vẫn chưa giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đây là điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào và Việt Nam trong năm 1945.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều là nơi

    Câu hỏi:

    Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều là nơi

    A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.

    B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công.

    Đáp án chính xác

    C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

    D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

    Trả lời:

    Đáp án B
    Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều là nơi có thể bị đối phương bao vây, tiến công. Ví dụ:
    + Trong những năm 1941 – 1942, thực dân Pháp tổ chức nhiều đợt vây quét, tiến công lên căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai.
    + Năm 1947 mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc của quân dân Việt Nam. Tới năm 1949 -1950, trong kế hoạch Rơve của Pháp cũng đề xuất việc mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ 2.
    – Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
    + Trong Cách mạng tháng Tám (1945), Việt Nam chưa xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân; Việt Nam cũng chưa nhận được sự ủng hộ trực tiếp, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.
    + Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam không có sự phân định giữa hậu phương và tiền tuyến.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Tình hình nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?

    Câu hỏi:

    Tình hình nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?

    A. Hòa bình được lập lại, đất nước sạch bóng quân thù.

    B. Phá được thế bao vây, cô lập của các nước phương Tây.

    C. Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ.

    Đáp án chính xác

    D. Đất nước đạt được sự ổn định về kinh tế – chính trị.

    Trả lời:

    Đáp án C
    Nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm tương đồng là: chính quyền cách mạng mới được thành lập, còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lí.
    – Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:
    + Sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945), nước Nga Xô viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó nguy hiểm nhất là thù trong – giặc ngoài (ở Nga: liên quân 14 nước đế quốc cấu kết với lực lượng Bạch vệ phản động để chống phá nước Nga Xô viết; ở Việt Nam: quân đội các nước Đồng minh kéo vào Việt Nam, theo sau chúng là các tổ chức phản động, thực dân Pháp tìm cách xâm lược trở lại Việt Nam…).
    + Sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết vẫn trong tình trạng bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.
    + Sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945), nước Nga Xô viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế – chính trị.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

    A. Có sự nhất thể hóa trên các lĩnh vực kinh tế và tiền tệ.

    B. Là tổ chức liên kết của các nước cùng thể chế chính trị.

    C. Các nước luôn có sự đồng thuận trên tất cả các lĩnh vực.

    D. Là tổ chức liên kết của các nước trong cùng một khu vực.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    ♦ Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều là các tổ chức liên kết giữa các nước trong cùng một khu vực.
    ♦ Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
    – Tổ chức ASEAN chưa thực hiện việc nhất thể hóa trên lĩnh vực kinh tế và tiền tệ; trong khi đó, EU đã thiết lập được khối thị trường và đồng tiền chung (đồng Euro).
    – Giữa các thành viên của EU không có sự khác biệt về thể chế chính trị (đều là các nước tư bản chủ nghĩa); giữa các nước thành viên của ASEAN có sự khác biệt về thể chế chính trị (ví dụ: Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa; Thái Lan, Philíppin… đi theo con đường tư bản chủ nghĩa).
    – Các nước EU và ASEAN không hoàn toàn có sự đồng thuận trong tất cả các vấn đề. Ví dụ:
    + Tháng 9/2020, ủy ban châu Âu (EC) công bố các chính sách mới về vấn đề nhập cư và tị nạn, trong đó siết chặt nghĩa vụ chia sẻ trách nhiệm giữa các nước thành viên thuộc liên minh châu Âu (ÉU). Tuy nhiên, chính sách này đang gặp phải sự phản đối của một số quốc gia, như: Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc…

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ