Lý thuyết phần biểu đồ tròn thi ĐGNL ĐHQG HN


I. Biểu đồ tròn

Các loại so sánh biểu đồ tròn

a) So sánh với một mẫu số liệu khác: Một tỷ lệ hay một giá trị trung bình sẽ được so sánh với một tỷ lệ hay một giá trị trung bình có từ một mẫu số liệu khác.

b) So sánh trước-sau: Một tỷ lệ hay một giá trị trung bình tính được sau can thiệp (một thay đổi nào đó) sẽ được so sánh với một tỷ lệ hay một giá trị trung bình trước can thiệp. Dạng thống kê so sánh này thường dùng trong nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá trước – sau can thiệp.

c) So sánh giữa các nhóm trong cùng một mẫu số liệu:Một tỷ lệ hay một giá trị trung bình của một nhóm sẽ được so sánh với một (hoặc 2,3…) tỷ lệ hay một (hoặc 2,3…) giá trị trung bình của một nhóm khác trong cùng một mẫu số liệu.

II. Cách so sánh các số liệu từ biểu đồ tròn

Phương pháp:  

Bước 1: Xác định đối tượng cần so sánh.

Bước 2: Sử dụng công thức tính tỷ lệ hoặc giá trị trung bình rồi so sánh các mẫu số liệu với nhau.

Ví dụ: Tập đoàn X có 6 công ty A,B,C,D,E,F. Trong năm 2020, tỷ lệ doanh thu của các công ty này được biểu thị như biểu đồ:

a) Doanh thu của công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty D là bao nhiêu phần trăm?

b) Nếu doanh thu của công ty E tăng 15% vào năm 2021 và doanh thu của các công ty khác không thay đổi thì tổng doanh thu của tập đoàn X tăng bao nhiêu phần trăm?

Giải:

a) Doanh thu công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty D là (dfrac{{16 – 10}}{{10}}.100% = 60% )

b) Doanh thu công ty E chiếm 14% tổng doanh thu. Doanh thu tăng thêm chiếm 15% doanh thu công ty E năm 2020, tức là chiếm 15%.14%=2,1% tổng doanh thu 2020.





Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ