Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là


Câu hỏi:

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là

A. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.

Đáp án chính xác

B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.

C. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.

D. kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.

Trả lời:

Đáp án A
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công:
* Ví dụ về việc lựa chọn đúng địa bàn tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
– Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Thực tế đã chứng minh đây là mẫu mực về nghệ thuật lựa chọn hướng tiến công, địa bàn tiến công, nghệ thuật vận dụng không gian đặc sắc, sáng tạo. Bởi:
+ Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn – thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh.
+ Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
+ Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam Bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ ở Quân khu 1 (khu vực Huế – Đà Nẵng) và Quân khu 3 (miền Đông Nam Bộ). Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.
* Ví dụ về việc chủ động tạo thời cơ tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
– Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng thuận lợi, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9/1974 – 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) hạ quyết tâm: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
– Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tổng tư lệnh sớm chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu xây dựng hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dự thảo này đã được Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) đồng ý thông qua (sau 8 lần xin ý kiến chỉnh sửa), chính thức trở thành “Kế hoạch chiến lược”, gồm hai phương án:
+ Phương án cơ bản, có hai bước: Bước 1 (năm 1975), mở nhiều đợt tiến công và nổi dật, làm cho lực lượng địch suy yếu nhanh chóng, mở ra thời cơ thuận lợi mới có lợi nhất cho cách mạng. Bước 2 (năm 1976), tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đánh chiếm Sài Gòn, giành toàn thắng.
+ Phương án thời cơ: khi ta đánh mạnh, địch suy yếu nhanh có thể tạo ra thời cơ phát triển “đột biến”, lập tức tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng trong năm 1975.
=> Như vậy, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo cả 2 phương án, nên tình hình chiến trường dù có phát triển theo hướng nào, thì lực lượng cách mạng Việt Nam vẫn giữ được sự chủ động trong việc “điều binh, khiển tướng”. Và thực tế đã cho thấy sự chỉ đạo linh hoạt, tạo thời cơ và chớp thời cơ của Đảng: ngay sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp bàn, quyết định chuyển từ phương án cơ bản sang phương án thời cơ, thực hiện giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay năm 1975.

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

    A. Chiến tranh thế giới kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị đánh bại.

    B. Các nước thực dân, đế quốc (trừ Mĩ) thiệt hại nặng nề, lâm vào khủng hoảng.

    C. Các nước Á – Phi – Mĩ Latinh tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế.

    Đáp án chính xác

    D. Sự trưởng thành của các lực lượng giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ Latinh.

    Trả lời:

    Đáp án C
    – Đáp án B không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: ngay sau chiến tranh, các nước Á – Phi – Mĩ Latinh chưa có điều kiện tham gia vào các diễn đàn quốc tế => chưa thể tranh thủ các diễn đàn quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành/bảo vệ nền độc lập dân tộc.
    – Có nhiều nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, như:
    + Chủ nghĩa phát xít bị đánh bại => các nước đã bị phát xít chiếm đóng có điều kiện thuận lợi để nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Ví dụ: nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á (Việt Nam, Lào,…) đã nổi dậy giành chính quyền.
    + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản châu Âu dù là nước thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề => đất nước lâm vào khủng hoảng, suy yếu (phải nhận viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan để phục hưng nền kinh tế) => điều này sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất định cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
    + Sự trưởng thành của các lực lượng giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ Latinh. Đây chính là một trong những nhân tố chủ quan có tính quyết định nhất đến sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì

    Câu hỏi:

    Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì

    A. sự tham gia, hợp tác và đấu tranh của nhiều lực lượng quốc tế.

    Đáp án chính xác

    B. sự chi phối của trật tự “đơn cực” do Mĩ đứng đầu.

    C. Liên Xô giữ được vai trò quyết định trong quan hệ quốc tế.

    D. các nước đều giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

    Trả lời:

    Đáp án A
    Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì có sự tham gia tích cực của nhiều lực lượng quốc tế, trong đó có hơn 100 quốc gia độc lập mới ra đời (sau thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc).

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò quốc tế của Mặt trận Việt Minh?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò quốc tế của Mặt trận Việt Minh?

    A. Tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám.

    B. Tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

    C. Lãnh đạo, tổ chức nhân dân Việt Nam đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.

    D. Gắn sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít của Đồng minh.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là gì?

    Câu hỏi:

    Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là gì?

    A. Đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến.

    Đáp án chính xác

    B. Đặt dưới sự chỉ huy gián tiếp của triều đình kháng chiến.

    C. Không có sự chỉ huy của triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.

    D. Không có sự chỉ huy của triều đình, quy tụ thành những trung tâm lớn.

    Trả lời:

    Đáp án A
    Đặc điểm nổi vật của phong trào Cần vương trong giai đoạn một (1885 – 1888) là đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

    Câu hỏi:

    Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

    A. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản.

    B. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh.

    C. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân.

    D. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Đáp án D
    Một trong những điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga là: góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
    – Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
    + Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: giai cấp tư sản. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945) là: đế quốc xâm lược và tay sai.
    + Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã chọc thủng “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”, khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất.
    + Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ