Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) đã


Câu hỏi:

Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) đã

A. xóa bỏ chia cắt về lãnh thổ và hoàn thành thống nhất đất nước về nhà nước

B. chứng minh qua thực tiễn đường lối kháng chiến độc lập, sáng tạo của Đảng

Đáp án chính xác

C. bước đầu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước

D. làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa trên thế giới của chủ nghĩa thực dân

Trả lời:

Đáp án BThắng lợi của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) đã chứng minh qua thực tiễn đường lối kháng chiến độc lập, sáng tạo của Đảng.- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:+ Sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam — Bắc theo vĩ tuyến 17 (Quảng Trị). Với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sự chia cắt về lãnh thổ của Việt Nam đã bị xóa bỏ, tuy nhiên, ở mỗi miền lại tồn tại những chính quyền khác nhau (Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Tới năm 1976, Việt Nam mới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.+ Ách thống trị, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chấm dứt hoàn toàn trên phạm toàn thế giới được đánh dấu bởi sự kiện Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao (1999)

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này

    Câu hỏi:

    Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này

    A. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới

    B. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến

    C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga

    Đáp án chính xác

    D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân

    Trả lời:

    Đáp án CCách mạng tháng Mười Nga (1917) không chỉ là cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng tháng Mười Nga đã giải phóng được các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng, mang lại cho họ quyền tự quyết cho các dân tộc. Do đó, Cách mạng tháng Mười đã mở ra một con đường giải phóng mới cho các dân tộc bị áp bức – con đường cách mạng vô sản. Điều này đã tác động sâu sắc đến việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật… ”

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù khó khăn tới đâu, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành độc lập” là câu nói của Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam trong thời điểm nào?

    Câu hỏi:

    “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù khó khăn tới đâu, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành độc lập” là câu nói của Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam trong thời điểm nào?

    A. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương

    B. Nhật sắp đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện

    Đáp án chính xác

    C. Đại diện lực lượng Đồng minh sắp kéo vào Việt Nam

    D. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tràn vào Việt Nam

    Trả lời:

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?

    Câu hỏi:

    Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung nào dưới đây?

    A. Tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ

    Đáp án chính xác

    B. Vốn đầu tư chủ yếu là của nhà nước

    C. Tập trung phát triển công nghiệp nặng

    D. Vốn đầu tư chủ yếu là của tư nhân

    Trả lời:

    Đáp án ACuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) và cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương có điểm chung là tập trung vào lĩnh vực khai thác mỏ, đặc biệt là than để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc.- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:+ “Vốn đầu tư chủ yếu là của nhà nước” – đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.+ Điểm nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương là hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng.- “Vốn đầu tư chủ yếu là của tư nhân” – đây là đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    Câu hỏi:

    Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta

    Đáp án chính xác

    B. thúc đẩy Xô – Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh

    C. góp phần hình thành các liên minh kinh tế – quân sự khu vực

    D. thúc đẩy sự hòa hoãn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

    Trả lời:

    Đáp án AMột trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. Vì:+ Thắng lợi của phong trào giải phỏng dân tộc, đưa tới sự ra đời của các quốc gia độc lập đã làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.+ Sau khi giành được độc lập, các hầu hết các quốc gia độc lập trẻ tuổi này đều cố gắng đưa ra đường lối đối ngoại tự chủ, biểu hiện rõ nhất là phong trào không liên kết

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm tiến bộ là

    Câu hỏi:

    So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm tiến bộ là

    A. kết hợp chống đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng

    B. gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội

    Đáp án chính xác

    C. đã bước đầu thực hiện đoàn kết quốc tế

    D. xác định công – nông là động lực của cách mạng

    Trả lời:

    Đáp án BĐiểm tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là ở chỗ: gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn (phong trào yếu nước cuối thế kỉ XIX muốn khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế với vua hiền – tôi giỏi).- Nội dung các đáp án A, C, D đều có những điểm chưa phù hợp, Vì:+ Cả hai xu hướng: bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX mới chỉ nhìn thấy được một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến  chưa có sự kết hợp giữa chống đế quốc xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.+ Các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (theo hai xu hướng bạo động hoặc cải cách) tuy có đã có sự liên hệ (bước đầu) với bên ngoài. Tuy nhiên, mối liên hệ này lại mang tính chất “cầu viện”, “nhờ cậy”,… mặt khác, đối tượng “cầu viện” mà các sĩ phu yêu nước Việt Nam hướng tới lại là thực dân Pháp – kẻ thù của dân tộc hoặc Nhật Bản – bản chất cũng là chủ nghĩa đế quốc,…+ Các sĩ phu yêu nước, tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chưa xác định được động lực chính của cách mạng Việt Nam

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ