Tổ chức Liên hợp quốc có điểm gì khác với Hội Quốc liên?


Câu hỏi:

Tổ chức Liên hợp quốc có điểm gì khác với Hội Quốc liên?

A. Chỉ bảo vệ lợi ích của các nước lớn.

B. Không có lực lượng quân đội bảo vệ.

C. Không có tính toàn diện, toàn cầu.

D. Đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục.

Đáp án chính xác

Trả lời:

– Giống nhau:
+ Ra đời gắn liền với cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.
+ Được thiết lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Khác nhau:
+ Về cơ chế bỏ phiếu: Hội Quốc liên tiến hành theo cơ chế nếu tất cả các nước thành viên đồng ý thì vấn đề đang được bỏ phiếu sẽ được thông qua, ngược lại, chỉ cần 1 nước không bỏ phiếu tán thành thì vấn đề đó sẽ không được thông qua => thực tế rất khó thực hiện vì các nước có quyền biểu quyết không tán thành; còn Liên hợp quốc thực hiện theo cơ chế đa số phiếu. Quyền phủ quyết được gỡ bỏ hoàn toàn, ngoại trừ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực: Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nga.
+ Về quân đội: Hội quốc Liên không có quân đội riêng. Khi được huy động, các quốc gia thành viên phải đóng góp một số lượng quân số, trang thiết vị, vũ khí và lương thực cố định. Nếu một quốc gia từ chối giúp sức, Hội cũng không có biện pháp răn đe. Ngược lại, Liên hợp quốc ngày nay sở hữu lực lượng gìn giữ hòa bình, còn được biết đến với tên đội quân mũ nồi xanh hay Peacekeeping force. Lực lượng được đào tạo kỹ lưỡng, mang nhiệm vụ chính là đảm bảo tình trạng hòa bình theo công ước quốc tế tại các điểm nóng trên thế giới.
+ Về sự vươn rộng trong quan hệ quốc tế: Trong khi Hội quốc Liên chỉ chú trọng đến ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới, Liên hợp Quốc trong thời điểm hiện tại đã mở rộng tầm hoạt động đến các lĩnh vực như đảm bảo tương lai cho trẻ em (UNICEF), xóa nhòa bất bình đẳng giới (UN WOMEN), đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, văn hóa và giáo dục (UNESCO), v.v
+ Về bảo vệ lợi ích: Hội Quốc liên chỉ bảo vệ lợi ích của nước thắng trận còn Liên hợp quốc thì còn bảo vệ lợi ích của các dân tộc trên thế giới, tham gia giải quyết các tranh chấp, xung đột trong quan hệ quốc tế, hỗ trợ về văn hóa, giáo dục, y tế,…=> Liên hợp quốc là tổ chức mang tính toàn diện, toàn cầu, đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục.
=> Từ những điều phân tích ở trên, ta thấy:
– Tổ chức Liên hợp quốc là tổ chức mang tính toàn diện, toàn cầu, đại diện cho các dân tộc ở tất cả các châu lục. Đây là điểm khác so với Hội Quốc liên.
Chọn đáp án D

====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  1. Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

    Câu hỏi:

    Việc Liên Xô là một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

    A. Khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

    B. Góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

    Đáp án chính xác

    C. Làm cho Liên hợp quốc giải quyết được mọi cuộc xung đột, tranh chấp trên thế giới.

    D. Làm cho Liên hợp quốc mở rộng thêm thành viên, tổ chức chặt chẽ hơn.

    Trả lời:

    – Đáp án A loại vì việc Liên Xô trở thành 1 trong 5 nước Ủy viên thường trực không khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao của năm nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc. Các vấn đề được đưa ra thảo luận và biểu quyết còn phải thông qua các nước thành viên của Liên hợp quốc chứ không phải chỉ duy nhất 5 nước Ủy viên quyết định.
    – Đáp án C loại vì hiện nay có những tranh chấp, xung đột, li khai diễn ra ở nhiều khu vực chưa thể giải quyết được.
    – Đáp án D loại vì việc mở rộng thành viên là do nhiều yếu tố mà chủ yếu là xuất phát từ lợi ích chung.

    Chọn đáp án B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  2. Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì?

    Câu hỏi:

    Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là gì?

    A. Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.

    Đáp án chính xác

    B. Chia rẽ giữa các đảng phái chính trị.

    C. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

    D. Sự du nhập của văn hoá phương Tây.

    Trả lời:

    Ấn Độ là thuộc địa quan trọng của thực dân Anh. Cho nên, để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình thì thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ và đặc biệt là tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội. Ngay cả khi phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển lên cao khiến cho thực dân Anh phải chịu sức ép vô cùng lớn thì chúng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách khơi sâu sự phân biệt và mâu thuẫn tôn giáo ở Ấn Độ thông qua việc chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở khác biệt tôn giáo là: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo. => Một trong những hệ quả từ chính sách cai trị của thực dân Anh còn tồn tại hiện nay ở Ấn Độ là mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.
    Chọn đáp án A

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  3. Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

    Câu hỏi:

    Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

    A. Xung đột sắc tộc tôn giáo.

    B. Chủ nghĩa khủng bố.

    Đáp án chính xác

    C. Chủ nghĩa ly khai.

    D. Sự suy thoái về kinh tế.

    Trả lời:

    Chủ nghĩa khủng bố là yếu tố làm thay đổi chính sách đối nội đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI.

    Chọn đáp án B

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  4. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?

    Câu hỏi:

    Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?

    A. NATO.

    B. CENTO.

    C. VÁCSAVA.

    Đáp án chính xác

    D. SEATO.

    Trả lời:

    Các liên minh quân sự NATO, CENTO và SEATO đều do Mĩ lập nên. Còn liên minh quân sự VÁCSAVA là do Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu lập nên, mang tính chất phòng thủ.

    Chọn đáp án C

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====

  5. Nội dung nào phản ánh đúng về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?

    Câu hỏi:

    Nội dung nào phản ánh đúng về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?

    A. Tương đối ổn định, không có những đợt suy thoái và khủng hoảng.

    B. Giảm sút, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế – tài chính đứng đầu thế giới.

    C. Tăng trưởng và phục hồi trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

    D. Trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới là nội dung phản ánh đúng về diện mạo nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX.

    Chọn đáp án D

    ====== QUIZ LỊCH SỬ LỚP 12 =====



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ