Toán 2 Bài 99: Ôn tập chung trang 96 – Cánh Diều


1.1. Ôn tập các phép tính trong phạm vi 1000

a) Phép cộng, trừ trong phạm vi 1000

Đặt tính và tính

– Đặt tính theo cột dọc: Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.

– Đặt tính, các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau.

– Đặt tính với các hàng tương ứng đặt thẳng cột với nhau: Hàng trăm của số này thẳng hàng trăm của số kia, tương tự như vậy với hàng chục và hàng đơn vị.

– Tính nhẩm phép trừ với số tròn chục: Thực hiện nhẩm phép trừ các số tròn chục bằng cách trừ các chữ số hàng trăm, hàng chục giữ nguyên hàng đơn vị.

Toán đố

– Đọc và phân tích đề

– Tìm cách giải

– Trình bày lời giải

– Kiểm tra lại kết quả và lời giải của bài toán.

b) Ôn tập phép nhân, phép chia

Thực hiện phép tính 

–  Lập và ghi nhớ bảng nhân 2, bảng nhân 5.

– Từ bảng nhân 2 ta suy ra bảng chia 2

– Từ bảng nhân 5 ta suy ra bảng chia 5

– Em thực hiện các phép cộng với các số hạng đều bằng 2 để tìm giá trị của phép nhân 2 với một số.

– Em thực hiện các phép cộng các số 5 để tìm giá trị của phép nhân 5 với một số.

– Muốn tính giá trị của phép chia, em cần nhẩm lại bảng chia vừa học hoặc nhẩm theo phép nhân.

Toán đố

– Đọc và phân tích đề.

– Tìm cách giải của bài toán.

– Trình bày bài toán.

– Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

1.2. Ôn tập hình học và đo lường

– Quan sát ảnh vẽ, phân biết hình tứ giác

– Đếm các hình được ghép từ các hình đơn

– Tính tổng các hình vừa tìm được và trả lời.

– Tìm các hình ảnh thực tế mà em biết có dạng hình tứ giác

b) Thực hiện phép tính

– Đọc số và thêm đơn vị lít

– Viết số: Viết số và thêm đơn vị lít được kí hiệu là l vào tận cùng.

– Thực hiện phép tính với các số

c) Bài toán

– Đọc và phân tích đề.

– Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.

– Trình bày lời giải.

– Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.

1.3. Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

a) Thu thập – Kiểm đếm

– Các em học biết thu thập, phân loại và kiểm đếm các đối tượng thống kê

– Quan sát tranh.

– Phân loại các đối tượng có trong tranh (ví dụ trong tranh có các viên sỏi dạng khối cầu, khối trụ, khối lập phương), đếm số lượng từng loại và ghi lại kết quả.

– Sau đó, dựa vào kết quả đếm được để trả lời các câu hỏi.

– So sánh số lượng các vật theo loại (cùng hình dạng, cùng màu,…), từ đó tìm được vật nào nhiều nhất, vật nào ít nhất.

b) Biểu đồ tranh

– Nhận biết được thế nào là biểu đồ tranh.

– Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng biểu đồ tranh.

– Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh.

– So sánh các dữ liệu trong biểu đồ

c) Chắc chắn – Có thể – Không thể

– Dùng từ không thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ là chắc chắn không xảy ra.

– Dùng từ có thể để mô tả khả năng xảy ra khi biết có thế xảy ra nhưng không chắc chắn.

– Dùng từ chắc chắn để mô tả khả năng xảy ra khi biết rõ chắc chắn xảy ra.



Link Hoc va de thi 2021

Chuyển đến thanh công cụ