1.1. Công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc
a) Biến cố xung khắc
Biến cố A và biến cố B được gọi là xung khắc nếu A và B không đồng thời xảy ra.
Hai biến cố A và B xung khắc khi và chỉ khi A \(\cap\) B =\(\emptyset\).
b) Công thức cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc
Với hai biến cố xung khắc, ta có công thức tính xác suất của biến cố hợp như sau:
Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(AB) = P(A)+P(B).
1.2. Công thức cộng xác suất
Cho hai biến cố A và B. Khi đó, ta có công thức cộng xác suất là
P(AUB) = P(A) + P(B) – P(AB).
Câu 1: Trường THPT A có 270 học sinh khối 10; 300 học sinh khối 11 và 280 học sinh khối 12. Nhà trường chọn 1 học sinh bất kì. Tính xác suất để học sinh đó không phải là học sinh khối 12.
A.28/85 B.57/85 C.55/85 D.Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
Đáp án : B
+ Trường THPT A có tất cả: 270+ 300+ 280= 850 học sinh.
+ Gọi A là biến cố chọn được 1 học sinh khối 10.
B là biến cố chọn được 1 học sinh khối 11.
⇒ A∪B là học sinh được chọn không phải là khối 12.
Ta có: P(A)= 270/(850 )= 27/85 và P(B)= 300/850= 30/85
Do hai biến cố A và B xung khắc nên ta có:
P(A∪B)= P(A) + P(B)= 27/85+ 30/85= 57/85
Câu 2: Rút ra một lá bài từ bộ bài 52 lá. Xác suất để được lá cơ hoặc lá rô là
A.1/2 B.1/13 C.2/13 D.4/13
Hướng dẫn giải:
Đáp án : A
+ Gọi A là biến cố rút được lá cơ.
Và B là biến cố rút được lá rô.
Khi đó; A∪B: là biến cố rút được lá cơ hoặc lá rô.
+ Bộ bài có 52 lá; trong đó có 13 lá cơ và 13 lá rô.
⇒ Xác suất của hai biến cố A và B là:
P(A) = 13/52 = 1/4;P(B) = 13/52 = 1/4
+ Hai biến cố A và B xung khắc với nhau nên ta có:
P(A∪B)=P(A)+P(B) = 1/4+ 1/4 = 1/2.
Câu 3: Chọn ngẫu nhiên một vé xổ số có 5 chữ số được lập từ các chữ số từ 0 đến 9. Tính xác suất của biến cố X: “lấy được vé không có chữ số 2 hoặc chữ số 6 ”
A.0,8533
B.0,8535
C.0,8545
D.0,833
Hướng dẫn giải:
Đáp án : A
+ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 105
Gọi A: “lấy được vé không có chữ số 2”
Gọi B: “lấy được vé số không có chữ số 6”
Suy ra n(A)=n(B)= 95
P(A)=P(B)=95/105=(0,9)5
+ Số vé số trên đó không có chữ số 2 và 6 là: 85, suy ra n(A∩B)= 85
⇒ P(A∩B)= 85/105 = 0,85
+ Ta có: X= A∪B nên P(X)=P(A)+P(B)-P(A∩B)= 0,8533.